Tiền bạc - Phép thử lòng người

Tiền bạc không phải là thứ toàn năng, nhưng trong cuộc sống thực tế, nó chính là phép thử lòng người, có thể giúp đánh giá phẩm chất, giá trị của một con người.

Một người từng nói: Điều đáng sợ nhất không phải là hết tiền, mà chính là khi hết tiền rồi thì bạn bè cũng không còn nữa. Nhận xét này nhận được rất nhiều hưởng ứng, đồng tình. Có cả những người kể lại những trải nghiệm mà họ từng có trong đời sống, cho thấy bản chất của một mối quan hệ, dưới tác động của đồng tiền.

Nhiều cặp bạn bè lâu năm một ngày trở nên hận thù vì tiền bạc. Nhiều cặp vợ chồng tan vỡ chỉ vì tiền. Nhiều gia đình anh em ruột thịt ly tán cũng vì của nả.

3151 tien bac 1601745783 7871 1601745912
Tiền bạc, dù muốn hay không cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ của con người. Ảnh minh họa: Wuga.

Vay tiền - trả tiền: Phép thử lòng người

Nếu vay tiền là phép thử lòng người, thì trả tiền là thước đo giá trị đạo đức của một người. Thế mới nói, cho vay tiền, là cho vay một mối quan hệ. Không lấy lại được tiền, tức là bạn cũng mất luôn một mối quan hệ.

Điều này liên quan trực tiếp đến tính chính trực, đạo đức của một người trong ứng xử với những người xung quanh. Việc sòng phẳng vay - trả cho thấy phẩm chất không lợi dụng, không quên ơn những người đã từng giúp đỡ mình khi rơi vào những tình huống khó khăn. Tiền có vay có trả, tình có cho, có nhận, chính là một quy luật sống trên đời. Nếu một người sòng phẳng trả - vay, tức là họ không đánh mất lương tâm của chính mình, có thể giữ được uy tín của bản thân và luôn giữ mối quan hệ lành mạnh. Ngược lại, kẻ có vay mà không có trả, chẳng khác nào lấy oán trả ơn, khiến mối quan hệ tan vỡ, giá trị đạo đức cũng chỉ còn là con số 0 tròn trĩnh.

Người Trung Quốc đến nay vẫn lưu truyền câu chuyện giữ uy tín khi đi vay tiền của ông Hoàng Sở Cửu, một lang y nổi tiếng thời nhà Thanh. Vị lang y thủa cơ hàn tuy có tay nghề nhưng không có tiền mở tiệm thuốc lớn tại Thượng Hải. Ông Hoàng bắt đầu từ việc vay một khoản tiền nho nhỏ của một người quen giàu có. Ông vay tiền rồi cất đó, đến kỳ hạn vẫn trả lãi đầy đủ. Nhiều người thắc mắc, tại sao ông không vay một khoản tiền lớn, đủ để mở tiệm? Câu trả lời là: Ông biết nếu vay nhiều, vay lớn, người ta sẽ không thể nào tin tưởng cho ông vay. Chỉ bằng cách tạo uy tín, ông mới có thể chiếm được lòng tin của họ. Thế là, ông đều đặn trả lãi cho khoản vay, sau đó, dần dà mới can đảm vay số tiền lớn. Có tiền, ông mở tiệm thuốc và làm ăn phát đạt, không bao lâu đã trả đủ cả gốc lẫn lãi cho người họ hàng. Nhiều năm sau, ông trở thành một trong những người giàu nhất nhì Thượng Hải.

Bài học mà Hoàng Sở Cửu đưa ra chính là: "Ở đời, muốn có được sự giúp đỡ, bản thân phải có uy tín, tạo được lòng tin cho người khác. Đã vay là trả, đã hứa là phải làm".

Càng rõ ràng về tiền bạc, mối quan hệ càng bền chặt

Nhiều người nói rằng trong một mối quan hệ, cứ nói đến tiền để làm gì, sẽ khiến cảm xúc bị tổn thương. Nhưng thực ra không phải vậy. Càng thẳng thắn, rõ ràng về tiền bạc, cả hai phía sẽ càng đỡ khó xử, tổn thương sau này.

Lẽ đơn giản, tiền bạc là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của mỗi chúng ta, vậy làm sao để tách rời nó khỏi các mối quan hệ cho được? Do đó, cố ý không nói về tiền chỉ là chôn vùi gốc rễ của mâu thuẫn, xuất phát từ sự ngại đề cập, từ sự cả nể. Chỉ khi rành rẽ mối quan hệ và tiền bạc thì mối quan hệ đó mới có thể lâu dài, bền vững. Đừng quên rằng tiền bạc có thể tạo ra hạnh phúc, nhưng cũng có thể phá vỡ hạnh phúc đó một cách nhanh chóng.

Trong gia đình, vợ chồng nên rõ ràng về tiền bạc. Trong mối quan hệ làm ăn, càng cần phải rành mạch, dứt khoát về tiền. Hay với bạn bè, họ hàng, sòng phẳng tiền bạc cũng là cách để hai phía nhìn nhau thoải mái, không phải dè chừng, e ngại. Thế mới nói, càng rõ ràng về tiền bạc, mối quan hệ càng bền lâu.

Tiền bạc có thể làm nảy sinh những cảm xúc tiêu cực

Một cách rất tự nhiên, tiền bạc gây ra sự nghi kỵ, sự so sánh ngầm giữa các cá nhân với nhau. Khi một người nảy sinh tâm lý rằng mình kém cỏi hơn so với người kia vì không nhiều tiền bằng họ, mối quan hệ giữa cả hai sẽ thay đổi. Kể cả bạn có không phải người trọng tiền bạc, thì những thước đo vô hình cũng sẽ khiến cho bạn cảm thấy mình "lệch pha" so với những người giàu có hơn, đẳng cấp hơn trong xã hội, dù danh nghĩa là bạn, là họ hàng thân thích.

Thế nên, để tránh những cảm xúc tiêu cực phát sinh, đừng đề cao giá trị của tiền khi xây dựng mối quan hệ. Nếu không, đối phương không nhìn vào bạn, mà lại nhìn vào tiền của bạn, để xác định tên gọi của mối quan hệ này.

3 yếu tố 3 yếu tố "phong thủy" của đời người

Gia đình, tiền bạc và sức khỏe được cho là "phong thủy trọn đời", quyết định tính thành bại trong đời một người.

Thiết kế cửa chính như thế này chẳng khác nào Thiết kế cửa chính như thế này chẳng khác nào "đuổi" tiền bạc ra đi

Việc thiết kế nhà cửa không đúng phong thủy có thể khiến vận số của chủ nhà bị ảnh hưởng xấu. Một khi con đường ...

/ vnexpress.net