Thu hồi 3,5 triệu USD từ Singapore vụ đánh bạc: Không khó

Tiền chuyển về sẽ được cho vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra, mở tại Kho bạc nhà nước ở một nơi nào đó.

Không cần chữ ký của ông Phan Sào Nam

Liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ xuyên quốc gia, vừa qua Bộ Công an đã ra thông báo cho biết số tiền vi phạm được các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để hợp thức hóa nguồn tiền như đầu tư các dự án, góp vốn kinh doanh, mua bất động sản, gửi tiết kiệm, chuyển đổi thành vàng, ngoại tệ, chuyển ra nước ngoài.

Trong đó, riêng ông Phan Sào Nam- nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty VTC Online được xác định đã gửi khoảng 3,5 triệu USD tại ngân hàng ở Singapore.

Về việc thu hồi khoản tiền trên về Việt Nam, chia sẻ với Đất Việt, ngày 11/4, Luật sư Hoàng Tư Lượng (Đoàn luật sư TP.HCM) nói rõ, trong trường hợp này không phải là giao dịch chuyển tiền bình thường qua website hay chuyển tiền liên Ngân hàng, mà là dòng tiền liên quan đến một hành vi phạm tội.

Việc này đã được cơ quan điều tra xác định có dòng tiền liên quan đến hành vi sai trái của ông Phan Sào Nam được chuyển sang Ngân hàng Singapore. Sự việc này cũng giống như vụ Giang Kim Đạt và tất nhiên, đồng tiền trong vụ án hình sự sẽ khác với đồng tiền lưu thông bình thường ở các Ngân hàng nước ngoài.

thu hoi 35 trieu usd tu singapore vu danh bac khong kho

Kết luận điều tra cho thấy Phan Sào Nam đã chuyển 3,5 triệu USD qua ngân hàng của Singapore. Ảnh TTO

Việc chuyển tiền ở đây, theo nguyên tắc, nếu dòng tiền bất hợp pháp được chuyển sang quốc gia không có hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì cơ quan tư pháp và cơ quan ngoại giao Việt Nam phải phối hợp để có công hàm về việc hành vi phạm tội ở Việt Nam có liên quan đến số tiền phạm pháp, đề nghị quốc gia đó tạm ngừng những giao dịch phát sinh, phong tỏa tài khoản để phục vụ điều tra.

Khi đã phong tỏa tài sản thì Ngân hàng Trung ương của nước sở tại sẽ chỉ đạo các Ngân hàng con thực hiện công hàm ngoại giao của nước Việt Nam, nước cần sự hỗ trợ tư pháp liên quan hành vi phạm tội.

Thế nhưng, Việt Nam đã ký hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự vào ngày 29/11/2004. Theo đó có 8 nước ASEAN tham gia gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Maylaysia, Singapore, Việt Nam, Brunei, Phillipine. Cho nên, trường hợp này, Việt Nam hoàn toàn có thể thu hồi được tài sản bất hợp pháp đã chuyển ra nước ngoài.

Về việc chuyển số tiền trên về Việt Nam, Luật sư Lượng chỉ rõ: "Ở đây, nếu giao dịch đồng tiền bình thường thì chủ tài khoản đồng ý ký vào thì mới thực hiện yêu cầu.

Nhưng trường hợp đồng tiền bất hợp pháp, xác định đồng tiền vi phạm theo pháp luật Việt Nam, sẽ không cần chữ ký, không cần sự đồng ý của ông Phan Sào Nam, những việc này đã bị vô hiệu hóa.

Khi cơ quan điều tra chứng minh được đồng tiền bất hợp pháp thì chỉ cần có văn bản đề nghị Bộ ngoại giao hỗ trợ, tương trợ với Bộ Tư pháp, đề xuất công hàm gửi cho Bộ ngoại giao Singapore, các đơn vị liên quan, dựa trên nguyên tắc có đi có lại, hỗ trợ trực tiếp về mặt chuyển tiền".

Mặt khác, Luật sư Lượng cho biết thêm: "Tiền chuyển về thì sẽ chuyển vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra, mở tại Kho bạc nhà nước.

Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm về việc nguồn tiền quay về, họ có thể mở tại Kho bạc nhà nước ở một địa phương nào đó, có thể là TP Hà Nội, đây là hành vi phạm tội, nên đồng tiền đó đương nhiên phải chuyển về.

Số tiền sẽ được tạm giữ để chờ xử lý vì liên quan đến vật chứng, nhưng phải đợi phán quyết của tòa xong thì mới xử lý theo quy định của Luật hình sự.

Việc mở tài khoản tại Kho bạc không giống như tài khoản liên quan đến tiền mặt bình thường, đây là tài khoản tạm giữ tại kho bạc, nên tiền phát sinh không giống như tài khoản tiền gửi hay tài khoản tiết kiệm.

Tất cả theo chế độ quản lý của kho bạc nhà nước, chủ tài khoản là cơ quan điều tra, dưới chế độ vụ án trong quy định Luật tố tụng hình sự".

Về khả năng thu hồi số tiền trên, theo vị Luật sư trên, dĩ nhiên đây là con số ban đầu, còn để thu hồi được thì cơ quan điều tra đang phải sàng lọc, bởi vì không phải liên quan đến số tiền đó đều phạm pháp, mà phải sàng lọc lại. Dĩ nhiên với những người thông minh khi phạm tội họ biết cách biến hóa đồng tiền rất khôn khéo.

Cần tăng cường phòng hơn chống

Ở góc độ khác, theo ông Lượng, thông thường trong những lần kê khai tài sản, không ai khai ra số tiền mình đang có, vì vậy cần thay đổi cơ chế giám sát, dự báo. Những vụ án tham nhũng được phát hiện ra chủ yếu sau khi sự việc đã rồi, nói là phòng chống nhưng chống là chính chứ phòng thì yếu.

Đối tượng tham nhũng thường là những người hiểu biết luật, nên nếu chỉ dựa vào luật phòng chống tham nhũng thì rất khó khăn để phòng chống.

Để mà tăng cường hiệu quả xử lý đối với các vụ án liên quan vấn đề tham nhũng, Luật sư Lượng phân tích: "Cần thay đổi tư duy, tăng cường giám sát, chứ không đợi sự việc xảy ra rồi phải chống, nếu chỉ lo chống mà không nhớ đến phòng thì sẽ không bao giờ làm xuể.

Một trong các giải pháp cần có như đối với các trường hợp liên quan đến tham nhũng thì đa số phải qua tài chính ngân hàng, với các Ngân hàng lớn áp dụng nguyên tắc quản lý giám sát 3 tầng, giám sát chéo, quản lý rủi ro.

Một giao dịch của cá nhân hay tổ chức phát sinh bất thường, được một khoản rất lớn là phải báo cáo. Chứ còn khởi tố điều tra, truy tố nghe lớn lao nhưng đồng tiền thu về không được bao nhiêu.

Còn tham nhũng chủ yếu là người có chức vụ, có quyền trong quá trình quản lý cán bộ, đề xuất, đề bạt, quy hoạch, luân chuyển cán bộ".

thu hoi 35 trieu usd tu singapore vu danh bac khong kho Hành trình truy bắt ông trùm đường dây bài bạc ngàn tỉ

Với chiến công xuất sắc của lực lượng C50 và C45 Bộ Công an triệt phá đường dây bài bạc hàng ngàn tỉ đồng (Lao ...

thu hoi 35 trieu usd tu singapore vu danh bac khong kho Những sự bất chấp, ngang nhiên trong đường dây cờ bạc online ngàn tỉ

Trong vụ án đánh bạc online ngàn tỉ liên quan đến ông Nguyễn Thanh Hóa, có những chi tiết cho thấy sự bất chấp, ngang ...


/ http://baodatviet.vn