Thất thu ngân sách 4.000 tỷ đồng khi di dời các nhà máy thành cao ốc

Các nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp nhà nước sau khi di dời khỏi nội đô đều biến thành cao ốc gây thất thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ mới đây đã ra kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2003-2016. Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, tính đến hết năm 2016, trên địa bàn TP có 69 dự án với tổng diện tích 180 ha đất đã được chuyển đổi sang vị trí khác.

Thanh tra Chính phủ đã thanh tra trực tiếp tại 38 dự án, kết quả đã phát hiện nhiều sai phạm. Thời điểm thanh tra có 8 dự án còn nợ đọng tiền sử dụng đất, thuê đất, chậm nộp với số tiền hơn 1.900 tỷ đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ, giai đoạn 2003-2016, UBND TP. Hà Nội và các sở ngành đã tích cực đưa các cơ sở sản xuất trong khu vực nội thành không còn phù hợp hoặc gây ô nhiễm ra ngoại thành. Các khu đất sau đó đều được chuyển mục đích sử dụng đất làm chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại...

Trong số các dự án phải nộp thêm tiền sử dụng đất, dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê tại số 302 phố Cầu Giấy do Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy làm chủ đầu tư là “khá đặc biệt” khi bị buộc nộp thêm 362 tỷ đồng vào ngân sách.

that thu ngan sach 4000 ty dong khi di doi cac nha may thanh cao oc

Nhiều sai phạm tại dự án 302 phố Cầu Giấy do Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy làm chủ đầu tư. (ảnh T.Kháng)

Theo đó, dự án có diện tích sử dụng đất hơn 10,1 nghìn m2. Thời gian thực hiện dự án từ 2006-2012. Tại thời điểm thanh tra, dự án đã xây dựng xong phần thô, đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện công trình, chậm 4 năm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.

Khu đất này do Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy thuê để xây dựng Trung tâm thương mại Cầu Giấy. Sau đó vào năm 2008, UBND TP Hà Nội cho phép chuyển mục đích để xây Trung tâm thương mại và căn hộ cao tầng để bán, cho thuê.

Trong khi quỹ đất dành cho cây xanh, bãi đỗ xe, trường học, dịch vụ công ích còn thiếu nghiêm trọng thì quỹ đất sau khi di dời 41 cơ sở sản xuất khỏi nội đô chủ yếu dùng để xây dựng các tòa nhà chung cư, văn phòng… Chủ đầu tư đã thay đổi mục đích và công năng sử dụng từ thuê đất xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng với diện tích hơn 1.400 m2 đã được phê duyệt sang giao đất có thu tiền sử dụng đất xây dựng căn hộ chung cư để bán.

Mặc dù đã được Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp thuận điều chỉnh Quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc, nhưng chưa được UBND TP Hà Nội cho phép điều chỉnh dự án đầu tư và chuyển mục đích sử dụng đất, chưa xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất bổ sung. Điều này đã vi phạm Luật Đất đai 2013.

Ngoài ra, theo Thanh tra Chính phủ kết luận “còn một số tồn tại, thiếu sót, vi phạm” trong chuyển mục đích sử dụng đất.

Cùng kết luận, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ sai phạm của một số dự án khi lựa chọn nhà đầu tư đưa lợi thế đất để đấu giá, thu về cho nhà nước số tiền lớn như dự án 31 Láng Hạ, 378 Minh Khai,... vẫn còn doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư mà tự thỏa thuận, nên thu được thấp.

Đơn cử như dự án Khu hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở để bán (108 Nguyễn Trãi), dự án Tòa nhà hỗ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, khách sạn và căn hộ thương mại (44 Yên Phụ), dự án trung tâm thương mại nhà ở cao tầng và thấp tầng Hano - Vid (430 cầu Am)...

that thu ngan sach 4000 ty dong khi di doi cac nha may thanh cao oc

Việc xác định tiền sử dụng đất tại dự án 44 Yên Phụ không đúng theo quy định. (ảnh T.Kháng)

Đồng thời, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc pháp luật không quy định lợi thế thương mại gắn với giá trị quyền sử dụng đất trong lựa chọn nhà đầu tư liên doanh, liên kết là kẽ hở chính sách gây thất thoát ngân sách nhà nước trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện dự án ở những vị trí đắc địa.

Việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với các dự án đã không căn cứ vào Thông tư 145 năm 2007 của Bộ Tài chính và thông tư 36 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phương pháp xác định giá đất. Điều này dẫn tới chủ đầu tư được hưởng lợi kinh tế, ngân sách thất thu số tiền lớn.

Thanh tra Chính phủ kết luận: “Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra 38 dự án chuyển mục đích sử dụng đất là gần 4.000 tỷ đồng”.

Trước việc thất thoát hàng nghìn tỷ đồng trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Chủ tịch UBND TP Hà Nội xử lý nghiêm những tồn tại, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, và quản lý sử dụng đất trên địa bàn, và sớm có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.

that thu ngan sach 4000 ty dong khi di doi cac nha may thanh cao oc Nhà máy 3.300 tỷ đồng bỏ hoang, bán không ai mua

(Người Việt) - Suốt 10 năm qua, nhà máy cán thép Cái Lân được đầu tư 3.300 tỷ đồng bỏ hoang phế ở Quảng Ninh, ...

that thu ngan sach 4000 ty dong khi di doi cac nha may thanh cao oc Nhà máy dời đi, đất vàng xây cao ốc: Lộ sai sót gần 4.000 tỷ

Các nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp nhà nước sau khi di dời khỏi nội đô hầu hết đã được Hà Nội cấp phép ...

that thu ngan sach 4000 ty dong khi di doi cac nha may thanh cao oc Hoàn thành công tác bảo dưỡng sửa chữa Hệ thống chế biến khí tại Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố (BR-VT)

Nhằm đảm bảo an toàn, duy trì độ tin cậy tuyệt đối, Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT) vừa tổ chức đợt bảo ...

that thu ngan sach 4000 ty dong khi di doi cac nha may thanh cao oc Toàn cảnh tổ hợp nhà máy VinFast tại Hải Phòng

Tổ hợp nhà máy VinFast được ứng dụng nhiều công nghệ tự động hiện đại, đang gấp rút hoàn thiện để chuẩn bị cho ngày ...

/ http://danviet.vn