Thanh Hóa gửi văn bản xin dừng cuộc chơi tại V.League 2020

Câu lạc bộ Thanh Hoá đã chính thức bỏ cuộc khi không tiếp tục tham dự các trận đấu còn lại của LS V.League 2020 .

Câu lạc bộ Thanh Hoá đã chính thức có công văn gửi Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) về việc không tiếp tục tham dự LS V.League 2020.

Lý do mà Thanh Hoá đưa ra là vì việc giải đấu đang bị tạm dừng do ảnh hưởng của COVID-19 chưa biết khi nào trở lại, trong khi đó tình hình hoạt động của câu lạc bộ đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn tài chính để duy trì hoạt động.

Câu lạc bộ Thanh Hoá đã để các cầu thủ và ban huấn luyện trở về gia đình nghỉ ngơi, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn.

Công Văn cũng có nêu: "Trong trường hợp VFF, VPF có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các câu lạc bộ, trong đó có Thanh Hoá để duy trì hoạt động cho đến khi có thông báo giải LS V.League 2020 tiếp tục thi đấu trở lại, Thanh Hoá sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền tiếp tục tham gia giải LS V.League 2020".

Thanh Hoá trong trận đấu với Sài Gòn ở vòng 9 V.League 2020. Ảnh: VPF
Thanh Hoá trong trận đấu với Sài Gòn ở vòng 9 V.League 2020. Ảnh: VPF

Trước đó, Thạnh Hoá cùng với Sông Lam Nghệ An, Quảng Nam, Nam Định đã có công văn gửi VFF, VPF ngày 27.7 đề nghị kết thúc sớm V.League 2020.

Chiều tối 5.8, Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh xác nhận với Lao Động đã nhận được công văn của Thanh Hoá. Ông Lê Hoài Anh cho biết sẽ có báo cáo đến các cấp có thẩm quyền và không đưa ra bất kỳ bình luận gì.

Cũng trong ngày 5.8, Chủ tịch VPF Trần Anh Tú đã đưa ra quan điểm về việc các đội bóng V.League đề xuất kết thúc giải vì ảnh hưởng kinh tế và có ý kiến đề xuất VPF hỗ trợ kinh phí các câu lạc bộ duy trì hoạt động.

Ông Tú cho rằng: "Đã là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp thì việc đảm bảo kinh phí để duy trì hoạt động cho câu lạc bộ quanh năm, kể cả thời gian nghỉ giữa hai mùa giải là việc bình thường.

Ngoài ra, không thể vì một câu lạc bộ lại làm sụp đổ cả một nền bóng đá của một quốc gia. Nếu giải bị hủy, cầu thủ không được đá giải trong hơn suốt 6-7 tháng liền thì hậu quả sẽ như thế nào? Chúng ta ai cũng có thể nhận thấy điều đó".

Khoản 3 điều 69 Quy định kỷ luật VFF

3. Nếu một CLB, đội bóng không tiếp tục tham dự giải trong khi giải đấu đang diễn ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 12 Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp, sẽ bị xử lý như sau:

- Phạt tiền tối thiểu 300.000.000 đồng và phải chuyển xuống thi đấu ở giải hạng Ba Quốc gia từ mùa giải sau.

- Toàn bộ kết quả thi đấu của đội bóng này đối với đội bóng khác (nếu có) đều bị huỷ bỏ.

- Đền bù các thiệt hại đối với đơn vị tổ chức giải, BTC trận đấu, CLB, đội bóng và các chi phí hợp lý khác có liên quan đến công tác tổ chức, tham gia các trận đấu bị hủy bỏ đến thời điểm bỏ giải.

- Người đứng đầu CLB, đội bóng sẽ bị cấm tối thiểu 05 năm tham gia các hoạt động bóng đá do LĐBĐVN, đơn vị tổ chức giải tổ chức. Nếu xác minh được các đối tượng khác có liên quan đến vụ việc, thì đối tượng đó cũng sẽ bị xử lý tương tự quy định đối với người đứng đầu CLB, đội bóng.

Ngày 28.7, trong cuộc gặp gỡ báo chí, ông Trần Anh Tú cũng chia sẻ: "Hiện tại, nguồn thu chính của bóng đá Việt Nam vẫn là nguồn thu từ tài trợ. Về nguyên tắc, chúng ta phải thực hiện đúng hợp đồng và đảm bảo các quyền lợi của nhà tài trợ. Do vậy, nếu giải đấu không được tổ chức mà không vì lý do bất khả kháng thì việc phá vỡ hợp đồng sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy.

Không chỉ thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng lớn đên uy tín của đơn vị quản lý, tổ chức và điều hành giải, của các câu lạc bộ. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đồng cảm và chung tay trách nhiệm, cùng nhau xây dựng những giải pháp tích cực cho hoạt động của bóng đá Việt Nam".

Đồng quan điểm với ông Trần Anh Tú, Phó chủ tịch VFF Cao Văn Chóng nhấn mạnh: "Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 vừa qua, bóng đá Việt Nam đã rất tích cực hưởng ứng và tham gia vào các hoạt động xã hội, chung tay cùng cả nước đẩy lùi đại dịch. Khi các giải đấu được phép tổ chức trở lại đã mang đến bầu không khí rất phấn khởi đối với khán giả hâm mộ cả nước và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đối với quốc tế.

Do vậy, bên cạnh yếu tố về kinh tế, về quyền lợi của các đối tác, các nhà tài trợ và các câu lạc bộ tham dự, việc các giải đấu được diễn ra sẽ tiếp tục có ý nghĩa quan trong và là minh chứng rõ nét nhất cho nỗ lực của Chính phủ, của cả nước trong công tác phòng chống đại dịch".

Khoản 3 điều 69 Quy định kỷ luật VFF

3. Nếu một CLB, đội bóng không tiếp tục tham dự giải trong khi giải đấu đang diễn ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 12 Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp, sẽ bị xử lý như sau:

- Phạt tiền tối thiểu 300.000.000 đồng và phải chuyển xuống thi đấu ở giải hạng Ba Quốc gia từ mùa giải sau.

- Toàn bộ kết quả thi đấu của đội bóng này đối với đội bóng khác (nếu có) đều bị huỷ bỏ.

- Đền bù các thiệt hại đối với đơn vị tổ chức giải, BTC trận đấu, CLB, đội bóng và các chi phí hợp lý khác có liên quan đến công tác tổ chức, tham gia các trận đấu bị hủy bỏ đến thời điểm bỏ giải.

- Người đứng đầu CLB, đội bóng sẽ bị cấm tối thiểu 05 năm tham gia các hoạt động bóng đá do LĐBĐVN, đơn vị tổ chức giải tổ chức. Nếu xác minh được các đối tượng khác có liên quan đến vụ việc, thì đối tượng đó cũng sẽ bị xử lý tương tự quy định đối với người đứng đầu CLB, đội bóng.

Ngày 28.7, trong cuộc gặp gỡ báo chí, ông Trần Anh Tú cũng chia sẻ: "Hiện tại, nguồn thu chính của bóng đá Việt Nam vẫn là nguồn thu từ tài trợ. Về nguyên tắc, chúng ta phải thực hiện đúng hợp đồng và đảm bảo các quyền lợi của nhà tài trợ. Do vậy, nếu giải đấu không được tổ chức mà không vì lý do bất khả kháng thì việc phá vỡ hợp đồng sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy.

Không chỉ thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng lớn đên uy tín của đơn vị quản lý, tổ chức và điều hành giải, của các câu lạc bộ. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đồng cảm và chung tay trách nhiệm, cùng nhau xây dựng những giải pháp tích cực cho hoạt động của bóng đá Việt Nam".

Đồng quan điểm với ông Trần Anh Tú, Phó chủ tịch VFF Cao Văn Chóng nhấn mạnh: "Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 vừa qua, bóng đá Việt Nam đã rất tích cực hưởng ứng và tham gia vào các hoạt động xã hội, chung tay cùng cả nước đẩy lùi đại dịch. Khi các giải đấu được phép tổ chức trở lại đã mang đến bầu không khí rất phấn khởi đối với khán giả hâm mộ cả nước và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đối với quốc tế.

Do vậy, bên cạnh yếu tố về kinh tế, về quyền lợi của các đối tác, các nhà tài trợ và các câu lạc bộ tham dự, việc các giải đấu được diễn ra sẽ tiếp tục có ý nghĩa quan trong và là minh chứng rõ nét nhất cho nỗ lực của Chính phủ, của cả nước trong công tác phòng chống đại dịch".

ĐĂNG HUỲNH

V-League 2020: Thanh Hóa “bỏ giải”, được VFF hỗ trợ tiền mới đá tiếp V-League 2020: Thanh Hóa “bỏ giải”, được VFF hỗ trợ tiền mới đá tiếp
HLV Thanh Hoá nhận định Sài Gòn có khả năng cạnh tranh chức vô địch HLV Thanh Hoá nhận định Sài Gòn có khả năng cạnh tranh chức vô địch
/ laodong.vn