Sếp xứ Thanh đi xúc tiến thương mại: Được gì?

Cán bộ đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch... các nước đều làm nhưng hiệu quả hay không lại là chuyện khác.

Liên quan đến sự việc 3 quan chức tỉnh Thanh Hóa tham gia chương trình quảng bá địa phương tại Mỹ, lãnh đạo UBND tỉnh này đã phê duyệt kinh phí cho chuyến đi là 688 triệu đồng, giảm hơn 1 tỷ đồng so với dự chi ban đầu là hơn 1,7 tỷ đồng.

Chương trình xúc tiến, quảng bá trên đất nước Mỹ được thực hiện tại 2 địa phương là Los Angeles và Hawaii, bắt đầu từ ngày 8/9 đến ngày 19/9.

Được biết, Thanh Hóa là một trong 5 địa phương tham gia chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Mỹ cùng với Hà Nội, Cao Bằng, Tuyên Quang và Bạc Liêu.

Bày tỏ quan điểm về những chuyến đi như trên, ông Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, việc đi ra nước ngoài để tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước, tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hay xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch... là việc không mới và các nước đều làm. Tuy nhiên, nếu xét cụ thể từng chuyến đi, đi để mang lại hiệu quả lại là câu chuyện khác.

sep xu thanh di xuc tien thuong mai duoc gi

Một số các danh mục dự chi cho chuyến công tác của 3 lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đi Mỹ. Ảnh: NLĐ

"Chuyến đi ấy phải nằm trong một chương trình, kế hoạch của một địa phương, dựa trên cơ sở là chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngay cả ở Trung ương, cán bộ đi đâu cũng phải có chương trình đối ngoại của Đảng, Nhà nước đã được trình qua cấp có thẩm quyền xem xét; nếu đi thì phải làm gì..., không phải theo kiểu tự phát, thích thì đưa vào chương trình.

Vậy nên, trong trường hợp cụ thể của Thanh Hóa, nếu chuyến đi này đã nằm trong một chương trình, kế hoạch, một chiến lược phát triển của địa phương thì không có vấn đề gì bởi họ đã vạch ra lộ trình và biện pháp cụ thể, không người này thì người khác đi.

Ngược lại, nếu đó là chuyện được nại ra nhằm hợp thức hóa hoạt động đi nước ngoài hàng năm thì không chấp nhận được vì đã tiêu tiền thuế của người dân vô tội vạ", ông Lê Việt Trường nói.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhắc lại một trường hợp mà ông đã được nghe nói lại khi sang Thụy Điển tham khảo hoạt động của văn phòng nghị viện. Theo đó, một vị đang là chủ tịch đảng chính trị ở Thụy Điển và có khả năng trở thành chủ tịch quốc hội nếu thắng cử, chỉ vì tiêu không đúng nội dung chi 168 krona mà phải từ chức chủ tịch đảng, con đường chính trị khép lại.

Từ đây, ông một lần nữa nhấn mạnh, Việt Nam rất cần xem xét lại những trường hợp cứ tự nghĩ ra lý do để hợp thức hóa việc có 1 chuyến đi nước ngoài trong 1 năm theo kiểu phân chia: cơ quan này, vị trí này thì 1 năm phải đi nước ngoài 1 lần.

Cũng theo ông Lê Việt Trường, chính sách pháp luật của Việt Nam đã quy định khá đầy đủ, chặt chẽ thế nhưng quy trình tổ chức các chuyến đi nước ngoài của cán bộ, công chức lại chưa được chặt chẽ.

"Tôi không rõ chuyến đi của cán bộ tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào kế hoạch từ bao giờ, có ai thẩm định hay không, ai đồng ý quyết định..., việc đó phải làm rõ", ông lưu ý.

Cùng chia sẻ quan điểm này, bà Lê Thị Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, việc đi nước ngoài giúp cán bộ, công chức mở mang đầu óc, biết thế giới thế nào, tuy nhiên phải tính toán cho tiết kiệm và hiệu quả.

"Tôi băn khoăn về chất lượng những chuyến đi học hỏi, xúc tiến đầu tư, quảng bá dăm ba ngày, liệu có "cưỡi ngựa xem hoa", tổ chức cho cán bộ đi chơi là chính?

Rất nhiều chuyến đi của cán bộ địa phương, cán bộ ngành, nói là đi nghiên cứu, học tập..., nhưng rồi về học tập được mấy vì không ai nghe báo cáo của đoàn đi, không ai nói thực hiện theo mô hình nào... Đi học về báo cáo đút ngăn kéo mà hết đoàn này đến đoàn kia đi.

Cái hay của các chuyến đi là cán bộ được mở mang đầu óc nhưng muốn hiệu quả thì phải có tiêu chí đánh giá, kế hoạch cụ thể. Chẳng hạn, nội dung này cần nghiên cứu nước nào, về báo cáo ai nghe, ai chủ trì thực hiện vấn đề đó...", bà Lê Thị Thu Ba trăn trở.

Cả hai vị nguyên đại biểu Quốc hội cùng bày tỏ băn khoăn về những chuyến đi nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch.

Bà Lê Thị Thu Ba cho rằng, nếu muốn quảng bá, xúc tiến đầu tư thì phải thông qua các kênh như sứ quán, thương vụ ở nước ngoài, cần thiết thì mời bạn vào Việt nam nghiên cứu đầu tư.

"Còn sang gặp nhau dăm ba tiếng, nói vài ba câu thì quảng bá, xúc tiến được gì?", bà đặt câu hỏi.

Ông Lê Việt Trường cũng bày tỏ, đã xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch thì phải làm bài bản.

"Không thể cho vài ba người đi thăm thú vài nơi mà phải dựa trên cơ sở phối hợp với đại sứ quán ở nước sở tại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam, chính quyền sở tại... thì mới có thể làm bài bản được", ông nói.

sep xu thanh di xuc tien thuong mai duoc gi Sếp xứ Thanh đi công tác dự chi 1,7tỷ: Sự thật là

Theo tờ trình phía Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch dự toán hơn 1,7 tỷ đồng nhưng Sở Tài chính ...

sep xu thanh di xuc tien thuong mai duoc gi Giảm 9.000 cán bộ thôn và cuộc cách mạng ở xứ Thanh

Có một con số sốt dẻo, kèm theo một tin tức cũng rất “màu hồng”: Mới chỉ tính sáp nhập thôn thì Thanh Hóa đã ...

/ http://baodatviet.vn