Ngày xét xử phúc thẩm đầu tiên của vụ án VN Pharma (19/10) vẫn chưa làm rõ được những nghi vấn xung quanh khoản tiền 7,5 tỷ đồng "chi hoa hồng" cho bác sĩ, nâng khống giá thuốc.
Ngày xét xử phúc thẩm đầu tiên của vụ án VN Pharma (19/10) vẫn chưa làm rõ được những nghi vấn xung quanh khoản tiền 7,5 tỷ đồng "chi hoa hồng" cho bác sĩ, nâng khống giá thuốc.
Liên quan đến con số 7,5 tỷ đồng tiền hoa hồng cho bác sĩ, các bị cáo liên tục thay đổi lời khai và trả lời loanh quanh. Khi toà đặt câu hỏi, vì sao nhập thuốc chính ngạch lại nâng khống giá thuốc trên hợp đồng, có phải để chi hoa hồng cho các bác sĩ không?
Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên TGĐ VN Pharma) khai, mục đích là để tăng lợi nhuận của công ty và sử dụng một khoản linh hoạt cho công tác tiếp thị, bán hàng chứ không phải chi hoa hồng cho bác sĩ.
Làm rõ khoản tiền 7,5 tỷ
Trao đổi với Đất Việt chiều 19/10, Luật sư Phạm Công Út - Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, việc bị cáo Hùng phủ nhận việc nâng khống giá thuốc trên hợp đồng để chi hoa hồng cho các bác sĩ chỉ là lời khai 1 bên.
Theo vị Luật sư, nếu như VN Pharma chi hoa hồng cho các bác sĩ, hoặc người có thẩm quyền để chấp nhận giá thuốc mà không thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu và có chứng cứ thì sẽ bị quy vào hành vi đưa và nhận hối lộ.
Nhưng nếu có cơ sở chứng minh rằng, VN Pharma đã dùng tiền để đưa cho người có thẩm quyền, hoặc thông qua người môi giới để đạt được hợp đồng cung cấp thuốc, thì lúc đó sẽ cấu thành tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ.
Các bị cáo tại buổi xét xử sáng 19/10. Ảnh: TTO
Luật sư Phạm Công Út lưu ý, trong trường hợp không có chứng cứ về việc đưa, nhận hối lộ, thì tiếp tục xét đến các trường hợp khác:
Thứ nhất, bệnh viện có quy định phải đấu thầu thuốc nhưng người có thẩm quyền lại cho chỉ định thầu thì họ đã mắc vào tội cố ý làm trái.
Điều này dẫn đến giá thuốc cao hơn giá thị trường, gây thiệt hại cho người bệnh. Phần thiệt hại đó có thể giám định được, lúc này sự việc có dấu hiệu cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.
Thứ hai, trong trường hợp không có quy định là phải thông qua đấu thầu thì được quyền chỉ định thầu.
Thế nhưng người có thẩm quyền lại không giám sát vấn đề chỉ định thầu đó trong quyền hạn dẫn đến giá thuốc tăng cao, thì có thể xem xét về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
\'\'Sau vụ VN Pharma, đã có nhiều cuộc đấu thầu cung cấp thuốc và giá thuốc thực sự đã giảm đi rất nhiều so với hình thức chỉ định thầu trước đây. Như vậy ở đây đã có dấu hiệu về hành vi phạm tội\'\', Luật sư Út nhấn mạnh.
Đủ cơ sở khẳng định H-Capita là thuốc giả
Mới đây Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã có quyết định kháng nghị, đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm ngày 25/8 của TAND TP. HCM liên quan vụ VN Pharma.
VKSND cấp cao cho rằng, bản án sơ thẩm vụ VN Pharma có dấu hiệu bỏ lọt người, lọt hành vi phạm tội, kết quả giám định của Bộ Y tế có mâu thuẫn, không phù hợp quy định pháp luật và thực tế khách quan của vụ án.
Ngoài ra, VKSND cấp cao nhận định, cần làm rõ số tiền 7,5 tỷ đồng chi hoa hồng tại các bệnh viện mà các bị cáo nêu ra trong quá trình điều tra.
Theo Luật sư Phạm Công Út, có thể vụ án sẽ mở rộng điều tra đối với những chủ thể khác. Bên cạnh đó cũng cần phải chờ xem kết quả của phiên xét xử phúc thẩm tới đây như thế nào.
Viện KSND cấp cao tại TP. HCM cho rằng, kết luận giám định của Bộ Y tế quá mâu thuẫn, không phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế khách quan của vụ án.
Cụ thể, giám định cho rằng thuốc H-Capita "không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người", trong khi các bị cáo nhập về với mục đích chữa bệnh ung thư cho người. Tuy nhiên kết luận giám định lại cho rằng thuốc kém chất lượng mà không kết luận là thuốc giả.
Vì vậy Viện KSND cấp cao tại TP. HCM cho rằng, cần thiết phải trưng cầu giám định lại để đảm bảo tính khách quan và chính xác. Bởi kết luận giám định là một trong những chứng cứ quan trọng, làm cơ sở cho việc xác định tội danh của các bị cáo được chính xác là đúng pháp luật.
"Có thể yêu cầu giám định lại, lý do là cơ quan cấp phép lại chính là cơ quan giám định chứ không phải giám định độc lập. Tiếp đó, các giám định viên phải trả lời câu hỏi, thuốc không dành cho người là thuốc kém chất lượng hay thuốc giả?
Nếu kém thuốc kém chất lượng thì hành vi của các bị cáo là buôn lậu. Trong trường hợp H-Capita được xác định là giả sẽ cấu thành tội buôn bán hàng giả.
Tuy nhiên ở đây, giả có nhiều vấn đề giả, có thể H-Capita là thuốc kém chất lượng nhưng lại giả về xuất xứ, giả về thương hiệu, đây là điều không thể tranh cãi được. Chỉ với điều này thôi cũng đủ cơ sở để khẳng định H-Capita là thuốc giả\'\', Luật Sư Phạm Công Út nhấn mạnh.
Phúc thẩm vụ VN Pharma: 2 Bộ đều xin trả lời bằng văn bản
Ngày 19.10, phiên tòa phúc thẩm vụ án buôn lậu 9.300 hộp thuốc H-Capita xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma tới phần ... |
Vụ VN Pharma: Xin triệu tập đối tác nước ngoài để giải oan (!)
Khi được mời lên chất vấn, đại diện Bộ Y tế và Bộ Công Thương từ chối trả lời các câu hỏi của tòa và ... |
VN Pharma nâng khống giá thuốc 157 tỷ, nghi lấy tiền chi hoa hồng
Cựu chủ tịch VN Pharma cho biết nâng khống giá thuốc để tạo lợi nhuận và linh hoạt trong bán hàng chứ không phải chi ... |
Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Chân dung vị bác sĩ tài giỏi (Kỳ 1)
Vụ án tưởng chừng như sẽ bị chôn vùi, người xấu số sẽ phải ôm nỗi oan khuất xuống cửu tuyền thì bất ngờ sự ... |
http://baodatviet.vn/phap-luat/phap-dinh/xu-phuc-tham-vn-pharma-luat-su-chi-mau-thuan-3345425/
Ngày đăng: 08:35 | 20/10/2017
/ Đất Việt