Sự phát triển với tốc độ “chóng mặt” của mạng xã hội, trang mạng điện tử trong kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin được chia sẻ một cách nhanh chóng, tạo nên sự cộng hưởng, lan toả mạnh mẽ, thúc đẩy cộng đồng hành động. Tuy nhiên, không gian mạng xã hội cũng có nhiều rủi ro do tính thiếu xác thực của thông tin.
Sự phát triển với tốc độ “chóng mặt” của mạng xã hội, trang mạng điện tử trong kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin được chia sẻ một cách nhanh chóng, tạo nên sự cộng hưởng, lan toả mạnh mẽ, thúc đẩy cộng đồng hành động. Tuy nhiên, không gian mạng xã hội cũng có nhiều rủi ro do tính thiếu xác thực của thông tin.
Để tin đồn thất thiệt, tin giả, tin xấu độc không còn đất sống, trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia cho rằng, cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng đưa ra thông điệp rõ ràng, thông tin chính xác, đồng thời xử lý nghiêm những người tung tin thất thiệt.
Dựng bức “tường lửa” chặn thông tin xấu, độc hại
Trao đổi với Lao Động, ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13 cho rằng, việc quản lý mạng xã hội, các trang thông tin điện tử là vấn đề quan trọng. Bởi lẽ, trên các trang mạng xã hội hiện nay có những tác dụng nhất định. Có những thông tin tốt nhưng kèm theo đó là những thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng uy tín của Đảng, Nhà nước. Có những thông tin gây nhiễu làm cho cử tri và nhân dân lo lắng, hoang mang...
Từ những vấn đề nêu trên, ông Tiến cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông cần phải có biện pháp cụ thể để quản lý, giám sát, xử lý triệt để. “Khi mạng xã hội có những thông tin xấu, độc thì bộ phải dùng những biện pháp kỹ thuật, các biện pháp bằng công nghệ xóa ngay. Phải tạo ra một bức tường lửa để ngăn chặn những thông tin xấu độc đó” - ông Tiến nói.
Cũng theo ông Tiến, bộ phải đưa ra những quy định, khi có thông tin người dân bán tín, bán nghi thì thông tin chính thống của Nhà nước cần vào cuộc để định hướng dư luận.
Còn đại biểu Nguyễn Trọng Nghĩa (đoàn Tiền Giang) đề nghị tiếp tục làm rõ và tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước.
Ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13. Ảnh: Q.H |
Xử lý nghiêm những hành vi phát tán thông tin sai sự thật
Ông Đinh Công Sỹ (Đoàn ĐBQH Sơn La) cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa theo kịp sự lớn mạnh không ngừng của không gian mạng, với hàng trăm mạng xã hội. Do đó, vị ĐBQH tỉnh Sơn La cho rằng, các giải pháp hợp lý nhằm quản lý mạng xã hội trong bối cảnh hiện nay phải vừa theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của Việt Nam.
“Tôi kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan, chính quyền các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, pháp luật dân sự và hình sự liên quan tới an toàn thông tin, kịp thời định hướng dư luận với những thông tin sai trái. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động vận hành của Trung tâm giám sát an toàn mạng quốc gia. Phối hợp tốt với các nhà cung cấp thông tin, dịch vụ cung cấp dịch vụ từ nước ngoài ngăn chặn, xử lý các hành vi phạm pháp luật trên lãnh thổ của Việt Nam. Bộ Công an và chính quyền các địa phương cần có các giải pháp phát hiện sớm và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên môi trường mạng” - ông Sỹ nói.
Trong khí đó, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội cho rằng, mỗi người dùng mạng xã hội trước hết cần phải có kiến thức để nhận diện, phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, tin độc hại, cần có sự “đề kháng” trước thông tin tiêu cực. Đồng thời, các nhà cung cấp mạng cũng cần định danh người dùng để trong trường hợp thông tin sai trái, thông tin gây ảnh hưởng tới người khác hay tác động tiêu cực tới cộng đồng thì có thể truy xuất dữ liệu để tìm ra người chịu trách nhiệm. Đối với giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên trong các nhà trường, cơ sở giáo dục, các tổ chức đoàn, hội cần đưa ra hướng dẫn về văn hóa khi sử dụng mạng xã hội như thế nào.
Vận hành trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia
Trong phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 8.2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Với không gian mạng, muốn quản lý được thì đầu tiên là phải nhìn thấy. Bộ Thông tin và Truyền thông đã đầu tư, xây dựng đưa vào vận hành một trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Trung tâm này có hai chức năng, giám sát các tấn công mạng vào Việt Nam và giám sát thông tin trên không gian mạng. Khả năng xử lý tin là 100 triệu tin/ngày và có thể phân loại, đánh giá được tỉ lệ thông tin tiêu cực, tích cực. “Trước đây, tỉ lệ thông tin tiêu cực trên mạng đánh giá là trên 30%, bây giờ chúng ta nhìn thấy và có tác động điều chỉnh, các tiêu cực cơ bản nằm dưới 10%” - Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, hiện nay mạng xã hội của nước ngoài có khoảng 90 triệu lượt người sử dụng, các trang mạng xã hội của Việt Nam có khoảng 65 triệu người sử dụng và dự báo con số này sẽ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn
Dự kiến, từ 6 - 8.11, tại Kỳ họp 8, Quốc hội khóa XIV sẽ chất vấn 4 bộ trưởng đó là bộ trưởng các bộ: Nội vụ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thông tin và Truyền thông. Trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ làm rõ về công tác quản lý báo chí, quản lý giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình, cấp, thu hồi thẻ nhà báo; Công tác quản lý thông tin điện tử, nhất là các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng; Về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử.
Một người sử dụng Facebook ở Quảng Bình bị triệu tập vì tung tin đồn thất thiệt về “vi khuẩn ăn thịt người” trên mạng. Ảnh: CA |
Sự phát triển với tốc độ “chóng mặt” của mạng xã hội, trang mạng điện tử trong kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin được chia sẻ một cách nhanh chóng, tạo nên sự cộng hưởng, lan toả mạnh mẽ, thúc đẩy cộng đồng hành động. Tuy nhiên, không gian mạng xã hội cũng có nhiều rủi ro do tính thiếu xác thực của thông tin.
Để tin đồn thất thiệt, tin giả, tin xấu độc không còn đất sống, trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia cho rằng, cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng đưa ra thông điệp rõ ràng, thông tin chính xác, đồng thời xử lý nghiêm những người tung tin thất thiệt.
Dựng bức “tường lửa” chặn thông tin xấu, độc hại
Trao đổi với Lao Động, ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13 cho rằng, việc quản lý mạng xã hội, các trang thông tin điện tử là vấn đề quan trọng. Bởi lẽ, trên các trang mạng xã hội hiện nay có những tác dụng nhất định. Có những thông tin tốt nhưng kèm theo đó là những thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng uy tín của Đảng, Nhà nước. Có những thông tin gây nhiễu làm cho cử tri và nhân dân lo lắng, hoang mang...
Từ những vấn đề nêu trên, ông Tiến cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông cần phải có biện pháp cụ thể để quản lý, giám sát, xử lý triệt để. “Khi mạng xã hội có những thông tin xấu, độc thì bộ phải dùng những biện pháp kỹ thuật, các biện pháp bằng công nghệ xóa ngay. Phải tạo ra một bức tường lửa để ngăn chặn những thông tin xấu độc đó” - ông Tiến nói.
Cũng theo ông Tiến, bộ phải đưa ra những quy định, khi có thông tin người dân bán tín, bán nghi thì thông tin chính thống của Nhà nước cần vào cuộc để định hướng dư luận.
Còn đại biểu Nguyễn Trọng Nghĩa (đoàn Tiền Giang) đề nghị tiếp tục làm rõ và tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước.
Ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13. Ảnh: Q.H |
Xử lý nghiêm những hành vi phát tán thông tin sai sự thật
Ông Đinh Công Sỹ (Đoàn ĐBQH Sơn La) cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa theo kịp sự lớn mạnh không ngừng của không gian mạng, với hàng trăm mạng xã hội. Do đó, vị ĐBQH tỉnh Sơn La cho rằng, các giải pháp hợp lý nhằm quản lý mạng xã hội trong bối cảnh hiện nay phải vừa theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của Việt Nam.
“Tôi kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan, chính quyền các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, pháp luật dân sự và hình sự liên quan tới an toàn thông tin, kịp thời định hướng dư luận với những thông tin sai trái. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động vận hành của Trung tâm giám sát an toàn mạng quốc gia. Phối hợp tốt với các nhà cung cấp thông tin, dịch vụ cung cấp dịch vụ từ nước ngoài ngăn chặn, xử lý các hành vi phạm pháp luật trên lãnh thổ của Việt Nam. Bộ Công an và chính quyền các địa phương cần có các giải pháp phát hiện sớm và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên môi trường mạng” - ông Sỹ nói.
Trong khí đó, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội cho rằng, mỗi người dùng mạng xã hội trước hết cần phải có kiến thức để nhận diện, phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, tin độc hại, cần có sự “đề kháng” trước thông tin tiêu cực. Đồng thời, các nhà cung cấp mạng cũng cần định danh người dùng để trong trường hợp thông tin sai trái, thông tin gây ảnh hưởng tới người khác hay tác động tiêu cực tới cộng đồng thì có thể truy xuất dữ liệu để tìm ra người chịu trách nhiệm. Đối với giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên trong các nhà trường, cơ sở giáo dục, các tổ chức đoàn, hội cần đưa ra hướng dẫn về văn hóa khi sử dụng mạng xã hội như thế nào.
Vận hành trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia
Trong phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 8.2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Với không gian mạng, muốn quản lý được thì đầu tiên là phải nhìn thấy. Bộ Thông tin và Truyền thông đã đầu tư, xây dựng đưa vào vận hành một trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Trung tâm này có hai chức năng, giám sát các tấn công mạng vào Việt Nam và giám sát thông tin trên không gian mạng. Khả năng xử lý tin là 100 triệu tin/ngày và có thể phân loại, đánh giá được tỉ lệ thông tin tiêu cực, tích cực. “Trước đây, tỉ lệ thông tin tiêu cực trên mạng đánh giá là trên 30%, bây giờ chúng ta nhìn thấy và có tác động điều chỉnh, các tiêu cực cơ bản nằm dưới 10%” - Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, hiện nay mạng xã hội của nước ngoài có khoảng 90 triệu lượt người sử dụng, các trang mạng xã hội của Việt Nam có khoảng 65 triệu người sử dụng và dự báo con số này sẽ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn
Dự kiến, từ 6 - 8.11, tại Kỳ họp 8, Quốc hội khóa XIV sẽ chất vấn 4 bộ trưởng đó là bộ trưởng các bộ: Nội vụ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thông tin và Truyền thông. Trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ làm rõ về công tác quản lý báo chí, quản lý giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình, cấp, thu hồi thẻ nhà báo; Công tác quản lý thông tin điện tử, nhất là các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng; Về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử.
Ngày đăng: 17:07 | 05/11/2019
/ laodong.vn