Đề nghị cho đập bỏ 3 tòa nhà tại khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên, Hà Nội) của Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco 3) khiến nhiều người sốc khi nhìn vào sự khang trang và quy mô to lớn của công trình.

Ba tòa nhà dùng để tái định cư tại chỗ khi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm trong khu đô thị Sài Đồng. Vì nhiều lý do nên người dân không nhận nhà khiến các tòa nhà bị bỏ hoang từ khi xây dựng (2001-2006) đến nay, chỉ có một tòa nhà cho một công ty xây dựng thuê tầng trệt.

Hanco 3 đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép phá dỡ toàn bộ dự án để xây dựng nhà thương mại phục vụ tái định cư. Sau đó, Thành ủy Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư hoặc cải tạo, sửa chữa khu nhà để làm nhà ở xã hội hoặc phá bỏ hoàn toàn để xây dựng quỹ nhà mới. Sở Xây dựng TP yêu cầu đến ngày 30-9 Hanco 3 phải có báo cáo giải trình về chỉ đạo này để UBND TP quyết định, song Hanco 3 vẫn chưa báo cáo.

Khách quan mà nói, nhà đầu tư (NĐT) nhìn thấy sự thua lỗ tăng lên từng ngày, càng để lâu càng "chết". Làm ăn kinh tế nghĩ vậy là không sai, với điều kiện đập bỏ cả 3 tòa nhà này là sự lựa chọn duy nhất, không có sự lựa chọn khác. Trong khi đây là thực hiện một chủ trương liên quan dân sinh. Chuyện dân không đến ở là ngoài tầm tay NĐT. Dù gì đi nữa, những cơ quan có trách nhiệm của TP Hà Nội phải xử lý thỏa đáng. Đưa dân về định cư hay chuyển đổi công năng của 3 tòa nhà, tìm chỗ khác cho dân nếu triển khai làm đường, đều tốt hơn là đập bỏ 3 tòa nhà này.

Quả thật, qua khu vực này, nhiều khi hoang vắng thấy rùng mình, nhưng nghĩ đến tình trạng lãng phí trong cả nước lại rùng mình lần nữa. Nhiều công trình mọc lên, quy mô hoành tráng, khai trương tưng bừng, trong đó có không ít NĐT ham lợi nhưng tầm nhìn ngắn, nghĩ cạn, quen làm ăn chụp giật, không đủ năng lực để hoàn tất công trình khiến công trình dang dở đành bỏ của chạy lấy người, nhiều NĐT lâm vào cảnh nợ nần, phá sản.

Những công trình dang dở hoặc hoang hóa đó, có thể là tài sản nhà nước, là tiền của nhân dân, cũng có thể là của NĐT nhưng đều là nguồn lực xã hội. Xây dựng nên cũng là công sức của bao công nhân, kỹ sư trên công trường dầm mưa dãi nắng. Sự lãng phí này là cực kỳ lớn, ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, đến tăng trưởng xã hội. Lãng phí, cũng là một vấn đề nghiêm trọng không kém tham nhũng. Tiền lãng phí lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng, xót xa biết bao khi nước ta còn nghèo, dân ta nhiều vùng còn sống thiếu thốn, khó khăn. Tiết kiệm được ngân sách, nguồn lực xã hội để cân đối, ưu tiên chăm lo cho đồng bào, cho con em vùng sâu vùng xa có điện - đường - trường - trạm, có chỗ ở an toàn trong mùa mưa lũ, chẳng hạn, sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn lao, giá trị nhân văn sâu sắc.

Trong rất nhiều công trình, dự án của cả nước bị thất thoát, lãng phí, những ai gây ra lãng phí cũng phải được xem xét trách nhiệm, không thể trách nhiệm chung chung mà quyền lợi riêng hưởng, bất kể hậu quả thế nào. Nếu không, sẽ còn những vụ tương tự xảy ra, chỉ thiệt cho dân cho đất nước.

xot xa lang phi tien ti Toà tái định cư bị bỏ hoang tại Hà Nội: Không phải muốn phá dỡ là được!

Trao đổi với Lao Động chiều 25.10, ông Nguyễn Trí Dũng - Phó GĐ Sở Xây dựng - cho biết, trước đề xuất của Cty ...

xot xa lang phi tien ti Cận cảnh 3 tòa chung cư bị đề nghị phá bỏ

3 tòa nhà tái định cư ở Hà Nội bị chủ đầu tư đề xuất phá bỏ để xây dựng mới sau 10 năm người ...

http://nld.com.vn/thoi-su/xot-xa-lang-phi-tien-ti-20171027215326439.htm

Ngày đăng: 10:00 | 28/10/2017

/ nld.com.vn