Tháng 10/2017, Ủy ban châu Âu (EU) đã ra thông cáo “rút thẻ vàng” với các sản phẩm thủy hải sản của nước ta được cho là có nguồn gốc đánh bắt, khai thác bất hợp pháp tại các ngư trường của nước ngoài.
thẻ vàng
Cá ngừ đại dương của Việt Nam đã xuất khẩu sang 138 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đây là việc làm rất đáng tiếc của ngư dân, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân họ mà còn làm xấu đi hình ảnh hải sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Chính phủ đã và đang có nhiều giải pháp để chấm dứt tình trạng đó.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến năm 2025.
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam; nhằm thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, khu vực và hội nhập quốc tế; chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép tại vùng biển các nước.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, những nhiệm vụ tập trung thực hiện đến tháng 4-2018 gồm phê duyệt Đề án Khai thác hải sản viễn dương; phê duyệt Quy hoạch khai thác hải sản xa bờ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Căn cứ yêu cầu của thực tiễn, thành lập Tổ công tác liên ngành về phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, do lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Tổ trưởng; thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu vào Việt Nam; điều chỉnh và vận hành hiệu quả cơ chế chứng nhận xuất xứ thủy sản khai thác trong nước.
Theo Kế hoạch, sẽ nâng cấp hệ thống kỹ thuật của trạm bờ tại Tổng cục Thủy sản, 28 tỉnh, thành phố ven biển để giám sát và sử dụng hiệu quả thông tin được giám sát từ 10.000 tàu cá là Tổ trưởng các tổ đội (tương ứng khoảng 30.000 tàu cá được kết nối thông tin) và chuyển đổi sử dụng hiệu quả 3.000 thiết bị đầu cuối thuộc Dự án thông tin quản lý tàu cá (MOVIMAR); các thông tin, số liệu từ hệ thống giám sát trên được sử dụng hiệu quả trong việc ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Bên cạnh đó, thiết lập cơ sở dữ liệu nghề cá nhằm tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản khai thác trong nước; thiết lập được hệ thống kiểm soát hiệu quả để từ chối nhập khẩu nguyên liệu thủy sản khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do tàu cá nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam...
Đáng chú ý, giai đoạn từ tháng 5-2018 đến 2020, tăng cường các giải pháp tổng thể nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và vùng biển quốc tế. Xây dựng và triển khai chính sách chuyển đổi nghề, sinh kế bền vững cho ngư dân; xây dựng cơ chế chịu trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương nơi có tàu cá đi khai thác bất hợp pháp ở nước ngoài ...
Có chế tài xử lý nghiêm minh đối với chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, người tiếp tay cho hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển sản phẩm bất hợp pháp từ vùng biển nước ngoài… Điều đó cho thấy, Chính phủ đang có nhiều nỗ lực đưa ra các động thái với mục đích “cứu nguy” cho các DN ngành thủy hải sản Việt Nam khi đang bị EU cảnh cáo.
Trên thực tế, lĩnh vực khai thác hải sản trên biển, có vùng giáp ranh với ngư trường của các nước trong khu vực đã được áp đặt những chế tài rất nghiêm khắc. Những lịch trình, hải trình, tọa độ… trong đánh bắt và khai thác hải sản, đều được nghiêm túc cập nhật trong từng lô sản phẩm trước khi mang vào đất liền để thực hiện các thao tác kỹ thuật tiếp theo.
Điều đó cho thấy, sự nghiêm túc của không chỉ riêng ngư dân làm nhiệm vụ đánh bắt hải sản trên biển, mà còn là sự nỗ lực của các cấp các ngành chức năng hoặc liên quan.
Bên cạnh đó, kiện toàn lực lượng Kiểm ngư ở các cấp để tăng cường năng lực tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trên các vùng biển; tăng cường năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng trên các vùng biển, ở cảng cá, bến cá và chợ cá. Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá theo hướng tích hợp các thông tin về tàu thuyền, hoạt động khai thác, lao động, sản lượng lên bến, truy xuất nguồn gốc; tiếp tục nâng cấp hệ thống thông tin giám sát tàu cá trên biển và xây dựng lộ trình bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tất cả tàu cá xa bờ...
Theo kế hoạch đặt ra, giai đoạn 2021 -2025 sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng 3 trung tâm nghề cá lớn, cảng cá và hệ thống dịch vụ hậu cần đảm bảo điều kiện cho tàu cá nước ngoài cập bến, lên cá. Kiểm soát chặt chẽ (số lượng, chủng loại, xuất xứ) các lô hàng thủy sản nhập khẩu.
Với những giải pháp mạnh, cụ thể như vậy, việc thủy hải sản Việt Nam thoát khỏi “thẻ vàng” có thể coi là chắc chắn. Tuy nhiên, điều đó cũng cần thời gian và nhiều quyết tâm, không chỉ của Chính phủ cùng các cơ quan hữu quan, mà còn cả từ phía ngư dân.
Giai đoạn từ tháng 5/2018 đến 2020, tăng cường các giải pháp tổng thể nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và vùng biển quốc tế. Xây dựng và triển khai chính sách chuyển đổi nghề, sinh kế bền vững cho ngư dân; xây dựng cơ chế chịu trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương nơi có tàu cá đi khai thác bất hợp pháp ở nước ngoài... Có chế tài xử lý nghiêm minh đối với chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, người tiếp tay cho hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển sản phẩm bất hợp pháp từ vùng biển nước ngoài. |
\'Vua cá tra\' Hùng Vương lỗ ròng hơn 700 tỷ đồng sau kiểm toán Thay vì 63 tỷ đồng như báo cáo công ty tự lập, khoản lỗ của Công ty cổ phần Thuỷ sản Hùng Vương đã lên ... |
Phát triển bền vững ĐBSCL ưu tiên thủy sản, cây ăn trái và lúa Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ĐBSCL theo hướng liên kết vùng, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. |
Ngày đăng: 18:30 | 26/01/2018
/ Minh Phương/Đại Đoàn Kết