Sự vòi vĩnh, nhũng nhiễu đã khiến doanh nghiệp bị mất sức, không còn đủ tích lũy tái đầu tư, tái sản xuất. Thậm chí mất niền tin, không muốn bỏ công sức và tiền bạc để làm ăn lớn. Đây là lý do tại sao mà "doanh nghiệp Việt không chịu lớn".

xoa bo ky thi de kinh te tu nhan tro thanh nhung nguoi anh hung

Sự vòi vĩnh, nhũng nhiễu đã khiến doanh nghiệp bị mất sức, không còn đủ tích lũy tái đầu tư, tái sản xuất. Thậm chí mất niền tin, không muốn bỏ công sức và tiền bạc để làm ăn lớn. Đây là lý do tại sao mà "doanh nghiệp Việt không chịu lớn".

"Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng. Tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân...”, đó là ý kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 10, sáng 16.5.

Đã là công dân Việt Nam thì cho dù là làm doanh nghiệp nhà nước hay kinh doanh tư nhân cũng làm giàu cho bản thân, cho xã hội, đều đóng góp cho đất nước. Đến nay, không thể còn não trạng nhìn tư nhân là "con buôn", là gian thương, nhìn ông chủ tư nhân là những kẻ "bóc lột".

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả thì được phong danh hiệu anh hùng, vậy thì doanh nghiệp tư nhân làm ăn giỏi tại sao lại không phải là anh hùng?

Ghi nhận công lao, đánh giá đúng đóng góp của doanh nghiệp tư nhân không chỉ là tạo lập sự công bằng, mà qua đó, khích lệ, động viên người dân làm ăn, làm giàu cho mình và cho đất nước.

Sự kỳ thị thể hiện như thế nào?

Đó chính là hoạt động của bộ máy nhà nước, can thiệp bằng các quy định bất hợp lý, những điều kiện kinh doanh cản trở, trói buộc, khiến cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh.

Đó chính là sự quan liêu của cán bộ công chức, không đặt ra nhiệm vụ phải chăm sóc doanh nghiệp tư nhân để doanh nghiệp lớn mạnh, trưởng thành, tạo ra nguồn lực cho đất nước.

Đó chính là vòi vĩnh, nhũng nhiễu, doanh nghiệp bị mất sức, không thể tích lũy tái đầu tư, tái sản xuất. Thậm chí mất niềm tin, không muốn bỏ công sức và tiền bạc để làm ăn lớn. Đây là lý do tại sao mà "doanh nghiệp Việt không chịu lớn".

Cho nên, xóa bỏ sự kỳ thị và đem lại sự công bằng trước hết là xóa bỏ những điều trên.

Lịch sử đất nước chứng minh Việt Nam có nhiều doanh nhân yêu nước, ngày hôm nay chúng ta cũng có nhiều doanh nhân như vậy.

Hãy tạo điều kiện, thiết kế chính sách phù hợp để kinh tế tư nhân thể hiện được lòng yêu nước của mình một cách thiết thực, đó chính là tạo ra sản phẩm, của cải vật chất, đóng góp ngân sách.

xoa bo ky thi de kinh te tu nhan tro thanh nhung nguoi anh hung Chỉ khi kinh tế tư nhân phát triển mới có dân giàu, nước mạnh

Ở các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên 85% GDP, là nền tảng và là trụ cột đảm bảo cho nền ...

xoa bo ky thi de kinh te tu nhan tro thanh nhung nguoi anh hung 6 vấn đề kinh tế then chốt được bàn thảo tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân

Với sự tham gia của gần 50 Uỷ viên Trung ương Đảng, hơn 3000 chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp, diễn đàn được kỳ ...

Ngày đăng: 10:29 | 05/06/2019

/ https://laodong.vn