Ở một số quốc gia trên thế giới, dù được phép "phá luật" trong nhiều trường hợp nhưng các phương tiện ưu tiên như xe cứu hỏa không được phép đi ngược chiều trong đường một chiều.
Phương tiện khẩn cấp được pháp luật ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ.
Tranh cãi xoay quanh vấn đề xe nào có lỗi trong vụ xe cứu hỏa của phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy số 12 đi ngược chiều trong khi đang đi làm nhiệm va chạm với xe khách chạy trực diện trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn chưa ngã ngũ.
Theo đoạn clip ghi lại thời điểm hai xe va chạm, xe cứu hỏa đang ôm cua để chạy ngược chiều trên cao tốc thì bị xe khách đang chạy tốc độ cao, không kịp kiểm soát tình huống và đâm phải.
Có ý kiến cho rằng xe khách đã sai khi không chịu chú ý đèn tín hiệu xin nhường đường của xe cứu hỏa. Tuy nhiên một số biện luận cho rằng, chính vì xe cứu hỏa không được điều khiển chạy vào làn trong cùng bên tay phải (làn khẩn cấp) mà lại đánh lái ra làn xe ngoài cùng phía tay trái đã khiến tài xế xe khách khi ấy đang chạy tốc độ cao bị bất ngờ.
Trong lúc vụ tai nạn còn được các cơ quan chức năng làm rõ, một câu hỏi khác cũng được đặt ra. Liệu rằng quy định cho xe khẩn cấp làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều có cần thiết hay không khi rủi ro từ điều này là quá cao, đặc biệt là trên đường cao tốc, khi các phương tiện được phép chạy với tốc độ tối đa lên tới 100km?
Khi xe ưu tiên khẩn cấp chạy ngược chiều vào đường cao tốc thường có còi hú và đèn tín hiệu, nhưng khả năng các xe chạy trực diện nhận biết và xử lý được tốc độ là gần như không thể trừ khi đi với tốc độ chậm.
Ở một số nước trên thế giới, ví dụ như Vương Quốc Anh, các phương tiện làm nhiệm vụ khẩn cấp cũng có thẩm quyền ưu tiên khi lưu thông trên đường như không bị giới hạn tốc độ; được các phương tiện khác nhường đường; vượt đèn đỏ. Tuy nhiên đi ngược chiều trong đường một chiều là không được phép.
Các phương tiện lưu thông trên đường cần làm gì khi gặp xe ưu tiên?
Ở Anh, một phương tiện khẩn cấp được định nghĩa là loại xe được chỉ định và có thẩm quyền đáp ứng trong các trường hợp khẩn cấp. Trong đó có thể kể đến xe cảnh sát, xe cấp cứu hoặc xe cứu hỏa. Các phương tiện này được phép chạy vượt quá tốc độ quy định và được các phương tiện nhường đường khi làm nhiệm vụ.
Hầu như tất cả các phương tiện khẩn cấp khi đi trên đường sẽ được trang bị một đèn báo hiệu và còi hú. Ở Anh, đèn nhấp nháy cho xe cấp cứu thường có màu xanh lam.
Xe ưu tiên ở Anh không được phép đi ngược chiều trong đường một chiều.
Điều 219 của Bộ Luật Xa Lộ nước Anh quy định rằng, lái xe cần phải "chú ý tín hiệu đèn màu xanh, đỏ, hoặc nhấp nháy, cùng với âm thanh còi xin nhường đường từ xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cảnh sát hoặc các phương tiện khẩn cấp”.
Khi nhìn thấy xe khẩn cấp đang tiếp cận xe mình với đèn nhấp nháy, hãy xem xét tuyến đường mà xe khẩn cấp có thể sẽ đi và nếu không bị vướng mắc gì, tài xế cần nhường đường một cách hợp lý.
Nếu cần thiết, lái xe vào lề đường và dừng lại, nhưng tránh thực hiện ở đoạn đường hẹp. Cùng với đó, mọi luật lệ giao thông tại đoạn đường lưu thông cần phải được tuân thủ.
Bộ luật cũng nêu rõ: “Lái xe không được vi phạm luật giao thông trong lúc nhường đường cho xe cảnh sát, xe cứu hỏa và xe cứu thương – bao gồm việc lấn sang làn đường khác hoặc vượt đèn đỏ”.
Không cố gắng chạy cùng tốc độ hoặc vượt qua xe cấp cứu. Chỉ cho phép xe cấp cứu vượt lên khi có đủ không gian và cảm thấy tình huống an toàn. Nếu lưu thông trên đường một chiều; làn đường bên cạnh bị chặn hoặc gặp tình huống khó khăn, lái xe nên giữ tốc độ hợp lý và kiên nhẫn cho đến khi đủ điều kiện cho xe cấp cứu vượt qua.
Không tự gây nguy hiểm cho bản thân và hạn chế việc tấp vào lề đường nếu gây nguy hiểm cho người đi bộ. Không phanh gấp khi tiếp cận đến đường giao nhau hoặc đường rẽ vì dễ dẫn tới không hiểu ý giữa hai phương tiện và xảy ra tai nạn.
Một lưu ý khác là tài xế vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm truy tố nếu vi phạm luật ngay cả khi nhường đường cho xe ưu tiên đi qua.
Đối với phương tiện khẩn cấp
Trong khi các phương tiện bình thường cần xử lý tình huống hợp lý nhằm tránh phạm luật trong lúc nhường đường, bản thân các phương tiện khẩn cấp cũng có trách nhiệm và quy tắc riêng, theo Bristol Post.
Trên thực tế, có những điều luật cấm người lái xe khẩn cấp bắt ép các phương tiện khác vi phạm pháp luật để nhường đường cho mình.
Ví dụ, tài xế phương tiện khẩn cấp sẽ phải tắt còi hú tại các nút giao thông, nơi đèn giao thông đang về tín hiệu đỏ (trong trường hợp có nhiều phương tiện đợi đèn đỏ trước đầu xe mà xe ưu tiên không thể vượt qua được). Điều này là để tránh các phương tiện khác vì ý thức nhường đường mà vượt đèn đỏ cho xe ưu tiên đi qua.
Cùng với đó, hầu hết các tài xế lái các loại xe ưu tiên sẽ đòi hỏi phải trải qua các khóa đào tạo lái xe nâng cao. Điều này càng được yêu cầu đối với xe cảnh sát, xe cứu thương hoặc lái xe chữa cháy do các phương tiện này được miễn tốc độ giới hạn khi làm nhiệm vụ.
Xe ưu tiên được “phá luật” trong trường hợp nào?
Ở Anh, tài xế lái xe ưu tiên được hưởng một số miễn trừ pháp luật trong khi sử dụng còi hú và đèn báo hiệu, theo Carkeys.
Trong những trường hợp này, phương tiện khẩn cấp có thể được phép: Không cần tuân thủ giới hạn tốc độ (chỉ gồm xe cảnh sát, xe cấp cứu hoặc xe cứu hỏa); đi vào làn đường khác; đi qua đèn đỏ; đi vào làn đường mô tô trên cao tốc và thậm chí là bỏ qua các quy tắc giao thông (lái xe bên trái hoặc bên phải đường).
Tuy nhiên, các tài xế xe khẩn cấp không được phép “vượt rào” trong trường hợp sau đây, thậm chí trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm: Không tuân thủ tín hiệu “Dừng” hoặc “Nhường đường”; tự ý vượt qua biển báo “Miễn vào”; đi ngược chiều trong đường một chiều và bỏ qua các tín hiệu chú ý ở các điểm giao cắt.
Người điều khiển phương tiện khẩn cấp có thể được phép bỏ qua một số loại biển báo và quy định khác nhưng điều này cần phù hợp với từng tình huống nhất định để không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng.
\'Xe cứu hỏa không thể vì quyền ưu tiên mà bổ vào đoàn ôtô lưu thông\'
"Nguyên tắc tham gia giao thông là phải đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng. Xe cứu hỏa không thể vì quyền ưu ... |
Tại sao xe cứu hỏa lựa chọn chạy ngược chiều ở đường cao tốc?
Theo Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội, do yêu cầu cứu hộ, cứu nạn nên lực lượng PCCC đã ... |
Xe cứu hỏa đi ngược chiều va chạm xe khách trên đường cao tốc có sai luật?
“Lỗi chính thuộc về xe khách đã không quan sát dẫn đến va chạm gây ra hậu quả nghiêm trọng”. |
Ngày đăng: 08:45 | 22/03/2018
/ http://www.nguoiduatin.vn