Do không có bể bơi nên học sinh phải chấp nhận nộp phí BOT như xe ô tô hiện nay.

Mới đây, được nghe thông tin ở tỉnh Bình Thuận, cụ thể là huyện miền núi nghèo Bắc Bình đang có dự tính xây dựng hàng loạt các bể bơi cho học sinh dưới dạng BOT.

Thực tế, dù có đến hàng chục trường học nhưng không có hồ bơi mà theo chương trình dạy năm nay bắt buộc phải cho học bơi, một phần các địa phương dự định thuê hồ bơi ở các resort trên địa bàn để các em học bơi. Nhưng một mặt thì tính đến chuyện kêu gọi xây dựng hồ bơi cho trường học theo hình thức BOT, nhưng vướng về thủ tục đất đai.

Theo giải thích của ông Thân Trọng Lê Hà, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Phan Thiết thì BOT hồ bơi trong trường, tức là lấy đất của nhà nước cho nhà đầu tư làm hồ bơi. Mà họ bỏ vốn ra xây dựng thì phải thu hồi vốn, sau này ắt phải thu vé từng buổi học của học sinh.

Hồ bơi của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TT.Lương Sơn, H.Bắc Bình) được đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Ảnh TNO

Theo ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, nếu chờ ngân sách thì rất khó cho việc xây dựng ngay. Việc kêu gọi BOT là giải pháp phù hợp nhất hiện nay để giải quyết tình trạng thiếu hồ bơi. Còn thủ tục đất đai khi xây dựng BOT không phải là khó.

"Sở GD-ĐT sẽ tham mưu cho tỉnh tháo gỡ bằng một chủ trương cụ thể. Không nhất thiết trường nào cũng xây dựng hồ bơi. Chẳng hạn như huyện Bắc Bình, họ xây theo cụm trường. Hồ bơi của một trường có thể cho các trường lân cận cùng sử dụng, trên cơ sở nhà đầu tư thu tiền theo giá được các cơ quan chức năng cho phép”, ông Thái nói.

Như chúng ta cũng đã biết, đã sử dụng hình thức BOT thì phải chấp nhận nộp phí, từ một môn học bắt buộc, học sinh phải thuê đủ các dụng cụ, nộp thuế phí...đi học bơi mất thêm tiền phí BOT, không khác gì vé vào của các bể bơi tư nhân khác.

Chúng ta chỉ thực sự lo ngại, khi học sinh tự nhiên bị đặt vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, không có quyền lựa chọn, vì môn học do nhà trường, do Sở quyết định. Nghĩa là dù muốn hay không muốn thì vẫn phải học môn bơi và đóng tiền phí BOT để được học.

Câu chuyện này cũng không khác gì một số tuyến đường giao thông hiện nay: như trạm thu phí Cầu Rác, trạm thu phí như Cai Lậy (Tiền Giang), Thái Nguyên - Chợ Mới (Thái Nguyên), trạm thu phí Bến Thủy (Nghệ An)… được cấp phép một đằng nhưng chủ đầu tư lại thực hiện một nẻo, lập trạm thu phí không đúng theo nội dung phê duyệt của Chính phủ, thu giá vé quá cao khiến người dân bức xúc và liên tiếp tổ chức các hoạt động phản đối...

Hơn nữa, cũng dễ hiểu khi chủ đầu tư tính toán vị trí đặt trạm thu phí ở điểm dân không dùng vẫn phải đi qua. Đơn giản họ bỏ tiền đầu tư một dự án, khi thu hồi họ sẽ tìm cách đặt trạm ở đâu có lợi nhất, nên cuối cùng phụ huynh là người gánh chịu cuối cùng.

(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/xay-ho-boi-hoc-sinh-thu-phi-bot-chuyen-la-co-that-3342956/)

Xin đừng nhân danh người nghèo!

“Tăng thuế VAT không ảnh hưởng tới người nghèo”, “BOT không ảnh hưởng đến người nghèo”… được coi là những phát ngôn gây bão nhất ...

BOT không phải là để béo ai

Tên tôi đọc là bi-oh-ti, không phải “bốt” hay “bốp” hay là “bóp” như quý vị vẫn gọi, một cách vô tình hoặc hữu ý.

Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng: "Thu phí BOT hiện nay như kiểu trấn lột"

Chủ đầu tư dự án BOT không đấu thầu, không cần tiền, không cần tính đến chuyện lỗ. Mức phí chủ đầu tư áp đặt ...

Ngày đăng: 12:23 | 13/09/2017

/ Theo Sơn Ca/Báo Đất việt