Chỉ khi nào chỉ ra được những lỗ hổng tiêu cực, tham nhũng trong BOT thì khi đó mới chống được tiêu cực, tham nhũng tại các dự án BOT.

Liên quan tới yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Tài chính phối hợp nghiên cứu, đánh giá sự hợp lý, đưa ra các cơ sở khoa học để ban hành tiêu chí đặt trạm BOT.

Không làm rõ được tiêu cực tại BOT thì khó chống được tham nhũng

Quá chậm

TS Phạm Sanh cho rằng, chỉ đạo trên đã bị chậm một nhịp dài so với tình hình thực tế.

"Hàng loạt những sai phạm tại các trạm BOT khiến người dân bức xúc. Quốc hội đã lên tiếng, Chính phủ phải vào cuộc, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra và chỉ ra hầu những sai phạm căn bản tại các dự án BOT. Đáng nói, những sai phạm rõ ràng như thế có thể tồn tại và kéo dài trong suốt nhiều năm liền là điều rất vô lý.

Bây giờ, bên cạnh việc chỉ đạo phải rà soát, nghiên cứu thì quan trọng nhất là phải yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ những góc khuất tại các dự án BOT. Đồng thời, phải xử lý nghiêm các hành vi trục lợi, tham nhũng", ông Sanh nói.

Ngoài ra, TS Phạm Sanh cũng cho rằng Chính phủ không nên giao cho Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT tham gia rà soát, kiểm tra tại chính những dự án là "sản phẩm" của họ.

"Việc giao cho Bộ GTVT rà soát, kiểm tra các dự án BOT không khác nào việc giao cho Bộ Công thương xử lý 12 dự án yếu kém vậy, không hiệu quả.

Tự đẻ ra các dự án, nhưng trình độ quản lý yếu kém dẫn tới nhiều sai phạm khiến dư luận bức xúc, người dân mất lòng tin. Nếu bây giờ lại tiếp tục giao cho Bộ GTVT thực hiện việc rà soát, đánh giá các dự án trên thì làm sao khiến người dân yên tâm, tin tưởng được?", ông Sanh chỉ rõ băn khoăn.

Không những cho rằng không nên giao cho Bộ GTVT, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính thực hiện việc đánh giá, rà soát, xây dựng các tiêu chí đặt trạm BOT, vị chuyên gia còn thẳng thắn đặt vấn đề về trách nhiệm của các đơn vị này.

"Chính phủ cần chỉ đạo làm rõ hình thức đầu tư đang sai điểm nào? Nếu đã khẳng định đó là chủ trương đúng nghĩa là quá trình thực hiện sai, vậy sai cụ thể ở đâu? Sai từ khâu nào?

Tiếp đến, là quá trình quản lý điều hành yếu kém, giám sát lỏng lẻo, nghiệm thu khối lượng không chính xác dẫn tới bị đội vốn, kéo dài thời gian thu phí, thu phí cao,... là lỗi của ai? Ai phải chịu trách nhiệm?

Vấn đề nữa là chất lượng các công trình BOT kém, chưa làm xong đã hỏng... cũng cần phải được xem xét trách nhiệm như thế nào?

Tôi khẳng định, tất cả đều có liên quan tới trách nhiệm của Bộ GTVT, Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính. Chính phủ phải yêu cầu Bộ GTVT làm kiểm điểm trách nhiệm trong việc tổ chức đấu thầu, thực hiện và điều hành các dự án BOT", vị chuyên gia cho biết.

Tiêu chí có, thực hiện sai

Liên quan tới chỉ đạo yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ GTVT nghiên cứu, ban hành tiêu chí đặt trạm BOT, trong đó nghiên cứu, đánh giá sự hợp lý, cơ sở khoa học của quy định khoảng cách giữa 2 trạm.

TS Phạm Sanh nói thẳng, chỉ đạo trên còn mang tính hình thức, chưa đúng với thực tế hiện nay. Bởi lẽ những tiêu chí đã có rất nhiều nhưng đã bị các chủ đầu tư lách luật. Cụ thể là các quy định yêu cầu không được đặt trạm thu phí quá gần, phải đảm bảo vị trí, khoảng cách tối thiểu là bao nhiêu, không đặt những trạm thu phí bị trùng lặp, khiến dân mất phí nhiều lần...

"Vấn đề ở đây không phải là tiêu chí là mà con người đã cố ý làm sai. Tiêu chí chỉ là cái khung để chúng ta thực hiện, còn trong quá trình thực hiện những cá nhân chịu trách nhiệm đã chỉ đạo như thế nào?

Tại sao các chủ đầu tư được đặt trạm BOT trong đường cấm? Ai cho phép họ làm như vậy? Các cơ quan quản lý có biết không?... Nếu không làm rõ được trách nhiệm của từng đơn vị cụ thể thì dù có xây dựng thêm hàng ngàn tiêu chí nữa cũng không giải quyết được vấn đề bức xúc hiện nay", vị chuyên gia thẳng thắn.

Theo đó, vị chuyên gia cho rằng cần phải đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc vì vấn đề ở đây không phải là quy định, tiêu chí là vấn đề về con người, liên quan tới công tác quản lý cán bộ.

Sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ có những giải pháp xử lý cụ thể.

Vị chuyên gia cho biết, có thể phải tính tới phương án giải tán các trạm BOT đang có nhiều sai phạm, gây bức xúc trong dư luận. Kể cả việc yêu cầu hoàn trả lại tiền cho dân.

"Tôi còn muốn biết quỹ bảo trì đường bộ một năm thu mười mấy ngàn tỉ bây giờ ở đâu? Nó được sử dụng như thế nào? Tại sao vẫn không có tiền để sửa chữa, bảo trì đường bộ?

Nếu dự án nào cũng đầu tư theo hình thức BOT "trá hình" cũng có nghĩa là chúng ta đang tạo cơ hội cho những nhập nhèm, lãng phí nguồn quỹ nhiều tỉ từ phí bảo trì đường bộ.

Vì vậy, chỉ khi nào chỉ ra được những lỗ hổng tiêu cực, tham nhũng trong BOT thì khi đó mới chống được tiêu cực, tham nhũng tại các dự án BOT", ông Sanh nói.

Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm hành vi gây rối ở trạm BOT

Bộ Công an được giao xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng gây rối an ninh trật tự tại trạm BOT để tránh ùn ...

Robot chiên trứng, pha cà phê ra mắt tại Sài Gòn

Một dĩa cơm trứng chiên và một ly cà phê nóng xong trong 5 phút nhờ sản phẩm công nghệ robot Chef và Barista.

HoREA: Lợi ích nhóm từ đầu tư BT, BOT

Đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT có thể dẫn đến phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm.

(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/xay-dung-tieu-chi-dat-bot-ho-co-y-lam-sai-3345286/)

Ngày đăng: 15:21 | 18/10/2017

/ Theo Hà Trang/Đất Việt