"Đừng thấy được cho vay mà cứ vay. Cuối cùng chúng ta vẫn phải trả nợ, kèm theo khoản lãi lớn hàng tháng".

Vay của tổ chức nào cũng đều có điều kiện

Mới đây, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) ngỏ ý muốn hỗ trợ đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn Hà Nội – TP.HCM với chiều dài hơn 1.300km, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ USD, bằng một gói tổng thể.

Không chỉ thuần túy là việc vay vốn mà WB mong muốn hỗ trợ Việt Nam về các vấn đề kỹ thuật, xây dựng thể chế, trao đổi, tìm giải pháp để tháo gỡ những khó khăn mà Bộ GTVT gặp phải.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 3/10, chuyên gia giao thông, PGS.TS Từ Sỹ Sùa - Đại học GTVT Hà Nội cho biết: "Đầu tiên, chúng ta cần lý giải vì sao WB lại nhiệt tình hỗ trợ cho Việt Nam vào dự án này như vậy?

Theo tôi, chỉ có thể do 2 lý do, một là, họ nhìn thấy tính khả thi của dự án, khả thi về kinh tế, xã hội và môi trường, vì thế mới sẵn sàng mở hầu bao; hai là, phần lãi suất họ có được và các điều kiện thỏa thuận khi vay vốn.

Ở đây cũng giống như câu chuyện khởi nghiệp, nếu có dự án khả thi có thể hoàn vốn được, đưa vào thực tiễn thì các ngân hàng sẽ sẵn lòng cho chúng ta vay. Nội hàm dự án đó phải tính toán sau.

Còn với nước ngoài, hay cách vay tổ chức tín dụng, bảo lãnh nhà nước, thì chỉ cần họ thấy có thể hội tụ đủ các điều kiện thì sẽ sẵn sàng cho vay.

wb moi vay tien lam cao toc bac nam phai tinh tao vi
World Bank muốn hỗ trợ Việt Nam vốn xây đường bộ cao tốc Bắc Nam

Họ không sợ không có khả năng chi trả, hoàn vốn, nghĩa là khả thi về kinh tế, có thể tin tưởng dự án đó, cho vay thấy sản sinh ra lãi".

Nhưng theo ông Sùa, bất kỳ dự án nào cũng có điều kiện, người cho vay có thể đề ra một số yêu cầu, trong đó, một yêu cầu cơ bản nhất hiện nay thậm chí tổ chức tín dụng nào cũng bắt buộc đó là vốn đối ứng. Việt Nam phải cân nhắc khả năng thu xếp nguồn vốn này, nếu không muốn dự án bị chậm tiến độ kéo dài, dẫn đến đội vốn gấp nhiều lần.

Mặt khác, đã vay vốn của WB thì sẽ không được làm trạm BOT thu phí. Cũng chưa biết họ sẽ đề nghị cho vay ODA hay các khoản vay tín dụng có ràng buộc khác. Lãi suất khi đó chưa chắc đã thấp, kèm theo đó là các điều kiện vay khác.

"Về việc trả nợ 10 tỷ USD nếu thực hiện dự án đường bộ Bắc - Nam, tôi nghĩ còn tùy vào dự án, lấy tiền đâu để trả nợ, thời gian trả nợ là bao nhiêu. Bây giờ chúng ta đầu tư chưa nói đến thu hồi vốn vội, đôi khi phải lấy ngân sách nhà nước để trả nợ, giống như cầu Nhật Tân cũng không thu phí mà lấy ngân sách trả nợ.

Nhưng điều đó cũng đặt ra câu hỏi, dự án khả thi hay không, có thể lấy ngân sách trả nợ không, nợ đầu tư công hiện tại ra sao? Tất nhiên, phải tính toán có thể trả nợ được, nếu không sẽ là những sai lầm đáng tiếc", ông Sùa phân tích.

Đầu tư đường bộ quá nhiều

Đứng ở góc độ khác, theo vị chuyên gia trên, theo quy định, dự án này phải được Quốc hội thông qua. Nhưng những tín hiệu tích cực về vốn không nên là điều kiện để cân nhắc có nên xây dựng hay không.

Ông Sùa cho rằng, phải xem xét đầu tư công đã cần thiết hay chưa, hiệu quả trong tương lai ra sao. Chúng ta nhà nghèo mà cứ vay nhiều tiền quá, có lo ngại việc thế hệ mai sau sẽ phải còng lưng gánh nợ hay không?.

"Dưới góc độ nhà khoa học, tôi thấy chúng ta đang đầu tư đường bộ quá nhiều, giá như cân đối hài hòa hơn các phương thức vận tải khác như đường sắt, đường biển thì hiệu quả về đầu tư kinh tế - xã hội sẽ đồng bộ, hài hòa, cân đối hơn.

Chúng ta dường như chỉ tập trung đường bộ, lãng quên đường sắt, vận tải biển thì lúc đó sẽ không hài hòa, thậm chí phát triển không bền vững, nó cũng như nhà có 5 đứa con, chỉ chăm cho đứa 2-3 còn những đứa khác không chăm sóc thì đôi lúc sẽ có sự khập khiễng.

Mặt khác, nếu chúng ta chỉ phát triển nóng một lĩnh vực nào đó, mà không hài hòa chưa chắc đã hiệu quả, hiệu quả là hiệu quả chung", ông Sùa khẳng định.

Từ đó, vị chuyên gia nhận định, đề nghị của WB thì chỉ nên coi là một đề nghị kiểu ngoại giao và có thể cân nhắc hơn coi đó là biểu hiện cho tính hiệu quả của dự án này? Nó cũng giống như chuyện gia đình đang muốn cho con đi du học nhưng kinh tế chưa cho phép, thì nhận được sự tư vấn, giúp đỡ từ bạn bè, cho vay tiền. Thực tế, họ cũng tư vấn tốt, không hại gì cho gia đình bạn nhưng trong bối cảnh, nhà chưa đủ ăn, thì cho con đi du học rồi còng lưng làm việc trả nợ thì có nên hay không?.

"Đối với dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam cũng vậy. Hỗ trợ vay vốn thì cũng sẽ thu lại tiền lãi, cũng là kinh doanh.

Nếu không cân nhắc thì nghe theo mà xây dựng, rồi trả lãi hàng tháng, thì sẽ không làm chủ được mình, không kiểm soát được nợ công, bị cuốn theo lời mời. Tôi xin nhắc lại không ai thương mình bằng chính mình.

Trước tất cả các lời đề nghị hợp tác, theo tôi không chỉ nên để cho mỗi nhà nước chịu trận chung, mà phải phân ra từng Bộ ngành, địa phương riêng để có trách nhiệm sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả", ông Sùa nhận định.

Vị chuyên gia đặc biệt lưu ý tới áp lực nợ công hiện nay đang rất lớn. Vì vậy, đừng thấy được cho vay mà cứ vay, cuối cùng phải trả nợ, kèm theo khoản lãi lớn hàng tháng. Người dân hiện nay đã phải đóng quá nhiều loại thuế phí rồi.

(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/wb-moi-vay-tien-lam-cao-toc-bacnam-phai-tinh-tao-vi-3344421/)

wb moi vay tien lam cao toc bac nam phai tinh tao vi Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giảm 25% mức phí

Xe dưới 9 chỗ đi trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được giảm từ 45.000 đồng xuống còn 35.000 đồng, dự kiến từ ...

wb moi vay tien lam cao toc bac nam phai tinh tao vi Đường sắt xin vay ngàn tỷ: Chắp vá còn hơn làm ĐSCT?

Cho rằng đường sắt cao tốc Bắc-Nam (ĐSCT) đòi hỏi quá nhiều tiền, theo KS Trần Dân cho rằng, từ nay đến năm 2020 chỉ nên cải ...

wb moi vay tien lam cao toc bac nam phai tinh tao vi Tàu cao tốc vượt bão đưa sản phụ từ Lý Sơn vào đất liền sinh con

Trưa 14/9, sản phụ Dương Thị Thu ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sinh khó, được huyện điều tàu cao tốc đưa vào đất liền ...

wb moi vay tien lam cao toc bac nam phai tinh tao vi Vụ trả tiền lẻ trên QL5: Phản hồi của Thứ trưởng GTVT

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết: Nếu tiếp tục giảm phí QL5 sẽ phá vỡ phương án tài chính hợp đồng BOT ...

Ngày đăng: 18:38 | 04/10/2017

/ Theo Châu An/Báo Đất Việt