Một quy định phiến diện thì có thể phải trả một cái giá quá đắt vì các giải pháp “Hậu tinh giản biên chế” chưa đầy đủ và không khả thi.

Phạt tiền tăng biên chế tốt... nhưng

GS.TS Lê Sỹ Thiệp, nguyên Trưởng khoa Quản lý nhà nước về kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, đề xuất bắt người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phải bỏ tiền túi bồi hoàn kinh phí nếu để tăng biên chế là rất đúng nhưng chỉ hiệu quả khi nền hành chính Nhà nước được thiết kế một cách quy củ ngay từ đầu.

vuot bien che lanh dao phai boi hoan dung nhungkho

Tinh giảm biên chế phải đi từ gốc. Ảnh minh họa

"“Bắn súng không nên phải đền đạn” là đúng chứ. Thuật ngữ “Chịu trách nhiệm” phải hiểu như thế mới đúng. "Chịu Trách nhiệm” là phải “Chịu” như thế, không có cái thứ “Trách nhiệm vô hình” được. Từ thời Lê Thánh Tông đã có cơ chế này rồi", GS Lê Sỹ Thiệp nói rõ quan điểm.

Tuy nhiên, vị GS cũng lo ngại rằng quy định trách nhiệm cho người đứng đầu bộ, ngành, địa phương khi không thực hiện đúng việc quản lý biên chế nếu không thực hiện từ gốc thì cũng "chỉ được lúc đầu rồi đâu lại vào đấy".

Làm sao quản chặt được biên chế?

Theo đó, để giải quyết được tận gốc vấn đề tăng biên chế, GS Lê Sỹ Thiệp cho rằng trước hết cần phải quản chặt được biên chế. Nhưng việc này theo vị GS lại là không đơn giản.

Nguyên nhân được cho là do chúng ta quá thiếu việc làm, trong khi, cơ quan nhà nước được ví như một nơi "Béo bở”, có nhiều màu mỡ so với các công việc khác thuộc khu vực ngoài nhà nước.

Tiếp theo là “chi phí xin việc” để vào cơ quan nhà nước không “đắt” như chi phí xin việc ở nơi khác.

Người “cho việc” (cho người đi xin việc) chẳng mất gì mà còn “được”(vì nói là “cho việc” nhưng thực ra là “bán việc”, mà lại là “bán” cái không phải là của mình nên họ đâu có mất gì). Các chủ tư nhân không ai “bán việc” cả mà là “mua sức lao động” nên họ chẳng dại gì mà mua cái không dùng được, họ sẽ không mua khi không cần. Nhưng nhiều lãnh đạo cơ quan hành chính Nhà nước thì chẳng phải lo chuyện ấy, cứ “nhận tiền - nhận người” còn lương đã có ngân sách chịu.

Vấn đề nữa là, việc “lượng hóa” nhân số trong bộ máy hành chính Nhà nước là cực kỳ khó, nên cũng cực kỳ khó trong việc “định lượng biên chế” cho các cơ quan hành chính Nhà nước.

Muốn quản chặt biên chế của các cơ quan hành chính Nhà nước phải lượng hóa được biên chế của từng cơ quan này, giống như lượng hóa số cầu thủ đội bóng Đá là 11, bóng Rổ và bóng Chuyền là 6 với tỷ lệ cầu thủ Dự bị khoảng 50%.

Nhưng với bộ máy hành chính Nhà nước, việc áp dụng máy móc như vậy là bất khả thi vì đối tượng quản lý của quản lý Nhà nước lớn lên từng năm và biến hóa vô lường.

Vì thế, rất khó thiết kế nổi một nhân số ổn định cho từng cơ quan hành chính Nhà nước giống như đội bóng được. Chưa nói là, còn sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội khiến cho công tác hành chính Nhà nước cũng tăng lên, theo đó là số cán bộ công chức cũng phải tăng. Mà sự tăng này là điều khó tính toán thành sự tăng nhân số cán bộ công chức để quản lý nó.

Trong khi đó, cơ chế kiểm soát nhân sự hiện quá rối rắm, khó quy trách nhiệm. Kế quả là khi sai thì chẳng ai chịu trách nhiệm và lấy “quy trình” làm bình phong che chắn.

Mấu chốt căn cơ để giải quyết vấn đề tinh giảm biên chế là gì?

GS Lê Sỹ Thiệp cho rằng, trước khi trả lời câu hỏi trên trước hết cần phải hiểu lại vấn đề tinh giảm biên chế.

"Tinh giảm biên chế chưa phải là mục tiêu bức xúc cần làm ngay vì: Theo tính toán của tôi tổng tiền lương chi cho đội ngũ cán bộ công chức hiện chỉ chiếm khoảng 10% tổng chi thường xuyên NSNN hàng năm.

Nếu giảm biên chế cũng chỉ giảm được 10% tổng biên chế đang có, do đó, số chi lương có giảm cũng chỉ khoảng 1% tổng chi lương hiện nay. Nguyên nhân là do số biên chế giảm chủ yếu vẫn là những cán bộ, công chức có vị trí bình thường, với mức lương cơ bản thấp, trung bình khoảng 4-5 triệu/tháng. Chưa giảm được đến hàng chuyên viên, chuyên viên chính, cán bộ lãnh đạo không làm được việc nhưng vẫn hưởng số lương gấp vài lần, thậm chí tới chục lần mức lương cơ bản.

Vậy, với số chi lương trên, cứ tạm coi là lãng phí ngân sách nhưng cũng chưa thể so sánh với số tiền thất thoát quá lớn.

Tôi không có ý cho rằng cứ để cho biên chế phình to nhưng tôi muốn việc tinh giảm biên chế cần được nhìn nhận và đặt ở mức “cầm cự” thôi, chưa cần “tổng phản công”, giống như việc “dẹp vỉa hè” ấy.

Dẹp thế nào được khi mà người đông, xã hội lại thiếu việc làm?

Vì thế, tôi cho rằng trước mắt hãy cầm cự đi rồi từ từ gỡ giải.", ông Lê Sỹ Thiệp nêu quan điểm.

vuot bien che lanh dao phai boi hoan dung nhungkho Đề xuất xử lý người đứng đầu thực hiện không đúng quy định về biên chế

Lãnh đạo các đơn vị phải bồi hoàn số kinh phí đã chi cho việc sử dụng vượt quá biên chế công chức được cấp ...

vuot bien che lanh dao phai boi hoan dung nhungkho Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh phải bỏ tiền túi bồi hoàn nếu vượt biên chế

Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng vượt quá biên chế công chức được giao hoặc thực hiện ...

vuot bien che lanh dao phai boi hoan dung nhungkho Tinh giản biên chế: Những nghịch lý cần hóa giải

Số người hưởng lương và các chế độ từ ngân sách của Việt Nam quá lớn trong khi hiệu suất công việc của cán bộ ...

vuot bien che lanh dao phai boi hoan dung nhungkho Hà Nội chi 63,5 tỷ tinh giảm 695 người

(Tin tức thời sự) - Hà Nội báo cáo giảm được 80 biên chế, trong đó có 72 người hưởng chính sách về hưu trước ...

Ngày đăng: 17:13 | 13/12/2018

/ http://baodatviet.vn