Người sống sót duy nhất trong vụ 18 phu vàng bị sát hại dã man ở Quảng Nam vẫn sợ hãi khi kể lại.
Nhắc đến vụ thảm sát, ông Hòa vẫn vô cùng sợ hãi
Những người phu vàng bị sát hại ấy là những phu vàng ở huyện Tiên Phước, Đại Lộc và thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam.
Theo đó đoàn tìm vàng có 19 người thì người 18 người đã bị những người dân bản địa bắt giữ và sát hại ngay trong rừng. Người may mắn sống sót là ông Nguyễn Văn Hòa (SN 1967), hiện đang ở huyện Tiên Phước.
Ông Hòa kể, đoàn xã ông có 7 người, toàn những thanh niên trai tráng. Ngoài ông còn có Trần Văn Đắc, Hoàng Ngọc Tấn, Nguyễn Xuân Tuấn, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Hương, Lê Văn Chính đều ở huyện Tiên Phước.
Khi lương thực đã chuẩn bị đầy đủ, chọn ngày tốt, đoàn của ông đã bắt ô tô tới huyện Đại Lộc và từ đây, rẽ rừng, đoàn đi bộ tới nơi được cho là có vàng.
Điểm đến của đoàn là ngã ba Vương, nơi giao nhau giữa sông Bung và sông Ốc thì nhóm của ông Hòa quyết định hạ trại. Theo như nhiều người đồn thổi, ngã ba sông thuộc xã Tà Pơơ (Nam Giang) ấy nhiều người đã trúng lớn, vài ngày lật đất đá đã kiếm được cả trăm cây vàng.
Tại đây nhóm của ông đã kết thân với một nhóm gồm 13 phu vàng khác đến từ huyện Đại Lộc và Tam Kỳ (cùng tỉnh Quảng Nam).
Sáng hôm ấy, khi vừa ăn sáng xong, đang chuẩn bị xuống bãi làm ông và mọi người đã vô cùng bất ngờ khi bị người dân bản địa thình lình ập tới.
Những người này trên tay lăm lăm súng quân dụng lùa hết mọi người về bãi đất cạnh lán trại. Đó là những người Cơ Tu, theo dự đoán của ông Hòa thì họ sinh sống ở xã Tà Pơơ gần đấy.
Theo nạn nhân duy nhất còn sống sót này thì sau khi lùa đám phu vàng vào một góc bãi thì những người Cơ Tu ấy bảo, họ nghi ngờ nhóm ông Hòa là thổ phỉ nên họ tới để bắt giữ.
“Họ đọc lệnh bắt giữ đàng hoàng và còn bảo đúng sai thế nào thì cứ về ủy ban xã để trình diện", ông Hòa kể.
Trước khi lên đường, ông Hòa và mọi người đã bị trói ngoặt cánh tay ra phía sau như kiểu người ta trói cánh gà.
Trong nhóm người may mắn nhất là ông Nguyễn Văn Hương, người cùng đoàn đầu tiên với ông Hòa ở huyện Tiên Phước. Hôm đó ông Hương đã ra thuyền về vì bị đau bụng dữ dội.
Ông Hòa nhớ lại, trên đường đi quan sát, ông Hòa thấy toán người bản địa toàn chọn những cánh rừng rậm rạp để áp giải chứ không dẫn vào những cánh rừng lá thấp gần khu dân cư. Họ dẫn giải ông và mọi người suốt 1 ngày 1 đêm trong rừng.
"Đến bữa thì họ cho dừng lại, cắt cử người nấu cơm cho ăn đàng hoàng. Ăn xong thì lại trói chúng tôi lại và tiếp tục đi. Họ có nói chuyện với nhau nhưng bằng thổ ngữ, chúng tôi không hiểu gì cả", ông Hòa kể.
Ngày thứ hai, đám người bản địa lại lùa nhóm của ông Hòa lên quả đồi ở ngay trước mặt.
Lên tới đỉnh đồi thì bất thần mọi người được lệnh dừng chân. Khi còn chưa hiểu chuyện gì sắp xảy đến thì đồng loạt súng nổ. Nghe những tiếng nổ chói tai đó, bừng tỉnh, ông Hòa phi thân luôn vào bụi cây gần đó rồi cắm đầu lao xuống chân đồi.
"Khi ấy tôi chẳng còn kịp nghĩ ngợi gì nữa. Tôi phóng vào bụi cây trước mặt theo phản xạ tự nhiên thôi”, ông Hòa hãi hùng nhớ lại.
Những người phía sau ông Hòa cũng vùng chạy nhưng chỉ được vài bước chân thì họ đã bị bắn gục. Lăn như quả bóng xuống chân đồi, lổm ngổm bò dậy, chẳng cần biết phương hướng, gai góc vướng chân, ông Hòa cứ cắm cổ chạy lên phía quả đồi đối diện.
Sau 5 đêm, 4 ngày thì ông lần tới được trụ sở công an huyện Nam Giang, khi đó gọi là huyện Giằng.
(còn tiếp)
Chuyện "cáo non" chuyên lừa tình "dê già" (Kỳ 1): Người xe ôm có số đào hoa Anh Hiên 35 tuổi, làm nghề xe ôm. Người ta bảo anh có số hưởng khi lấy được người vợ chăm chỉ, chịu khó. Và ... |
Đối mặt với thần chết (Kỳ 1) Phát hiện rồi tháo gỡ hay phá hủy bom mìn là một công việc đặc biệt nguy hiểm. Nó đòi hỏi người lính công binh ... |
Ngày đăng: 12:30 | 09/12/2017
/ Dân Việt