Tổng thống Mỹ tin rằng chỉ có bản năng, chứ không phải chiến lược hay đối sách, mới giúp ông chiếm ưu thế trong hội nghị Mỹ - Triều.

vu khi ban nang cua trump khi gap thuong dinh kim jong un
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Chỉ còn 4 ngày nữa là Donald Trump sẽ lên đường tới Singapore và đi vào lịch sử như tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ gặp gỡ một lãnh đạo của Triều Tiên nhằm thảo luận về chương trình hạt nhân của nước này, vốn được coi là một trong những mối đe dọa an ninh hàng đầu thế giới hiện nay.

Thế nhưng, Trump dường như chưa chuẩn bị nhiều cho cuộc đàm phán được đánh giá là "cân não" nhằm đi tới một thỏa thuận phi hạt nhân hóa Triều Tiên với lãnh đạo Kim Jong-un, theo CNN.

"Tôi cho là tôi đã rất sẵn sàng", Trump nói với các phóng viên khi chụp ảnh chung cùng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm qua. "Tôi không nghĩ rằng mình phải chuẩn bị gì nhiều. Tất cả là ở thái độ".

Theo bình luận viên Chris Cillizza, tuyên bố này của Trump thể hiện sự tin tưởng vào "bản năng đàm phán" của ông hơn là những đối sách, chiến lược được thảo luận kỹ lưỡng từ trước cùng đội ngũ cố vấn, dù Kim Jong-un, đối thủ mà ông sắp đối mặt trên bàn hội nghị, cũng được đánh giá là khó lường và nắm vững các kỹ năng đàm phán, ngoại giao.

Trong sự nghiệp kinh doanh và chính trị của mình, dù là khi thương thảo hợp đồng bất động sản, tham gia các show truyền hình thực tế, tranh luận với đối thủ trong cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống hay đưa ra quyết định trong Phòng Bầu dục, quan điểm cơ bản của Trump luôn là: "Tôi biết hết mọi thứ rồi".

Kể từ khi nhận lời gặp Kim Jong-un vào ngày 8/3, Trump và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton chưa triệu tập bất cứ cuộc họp cấp nội các nào để thảo luận về đối sách, định hướng, mục tiêu của nước Mỹ trong hội nghị thượng đỉnh mang tính lịch sử này, theo Politico.

Suốt nhiều thập kỷ qua, mỗi khi chuẩn bị cho một sự kiện tầm cỡ quốc tế như vậy, các cố vấn hàng đầu của tổng thống Mỹ sẽ áp dụng một quy trình mang tính hệ thống để vạch ra các vấn đề về an ninh quốc gia, trước khi đưa ra một loạt lựa chọn để tổng thống quyết định.

Thông thường đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên, bộ trưởng quốc phòng, ngoại trưởng cùng các quan chức tình báo cấp cao Mỹ sẽ họp tại Phòng Tình huống ở Nhà Trắng, cùng với sự tham gia của đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và thậm chí cả bộ trưởng tài chính, người giám sát các lệnh cấm vận kinh tế.

Nhưng nhiều quan chức Nhà Trắng cho biết từ tháng 3 đến nay, không có cuộc họp nào như vậy diễn ra ở Phòng Tình huống. Trump gần như tự mình chuẩn bị, chỉ tham vấn rất ít với đội ngũ an ninh quốc gia và Ngoại trưởng Mike Pompeo, người hai lần tới Bình Nhưỡng gặp Kim Jong-un.

Trump cũng không chủ trì bất cứ cuộc họp nào của các quan chức cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), điều mà những người tiền nhiệm thường làm khi đưa ra các quyết định quan trọng.

Các quan chức cấp cao dưới thời chính quyền Obama và Bush cho rằng việc Trump không thực hiện quy trình thảo luận liên cơ quan trước sự kiện trọng đại như vậy là rất đáng quan ngại. Peter Feaver, cựu quan chức NSC thời George W. Bush, nói rằng trước thềm cuộc gặp quan trọng như thế, lẽ ra các thành viên hội đồng đã phải tổ chức "vài cuộc họp". Một quan chức Nhà Trắng dưới thời Obama đồng tình, cho biết ông bị "sốc" khi NSC chưa nhóm họp trước khi cuộc gặp Trump – Kim diễn ra.

Bình luận viên Eliana Johnson của Politico cho rằng sự bình thản của Trump trong tuyên bố "tất cả là ở thái độ" phần nào thể hiện sự rối loạn trong hệ thống tham mưu, vận hành của Nhà Trắng, cũng như phong cách quản lý chỉ dựa vào bản năng của Tổng tư lệnh nước Mỹ.

Đặt niềm tin vào bản năng

vu khi ban nang cua trump khi gap thuong dinh kim jong un
Trump bắt tay Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton tại Nhà Trắng hôm 9/4. Ảnh: AP.

Trump từ lâu đã biến niềm tin vào bản thân, dù nó có đúng với các sự kiện thực tế hay không, trở thành một loại triết lý sống. "Hãy phát triển bản năng của bạn và hành động dựa vào chúng", Trump viết trên Twitter năm 2013. "Bạn sẽ thu được thành công lớn nhất khi làm theo bản năng, nhưng phải hành động khôn ngoan và thận trọng".

Năm 2014, ông tiếp tục đưa ra quan điểm tương tự, khi cho rằng bản năng tồn tại ở mỗi người là có lý do của nó. "Không có bản năng, bạn sẽ rất khó khăn để vươn lên và trụ lại ở tốp đầu".

Niềm tin này tiếp tục được Trump thể hiện trong các vòng tranh luận tổng thống năm 2016, khi Trump có những lúc thể hiện rõ rằng mình không nghiên cứu trước và không hiểu gì về chủ đề đang tranh luận.

Chẳng hạn như trong phiên tranh luận tại đảng Cộng hòa, khi được hỏi nên đặt ưu tiên vào đâu trong bộ ba hạt nhân của Mỹ, Trump đã hết lời khen ngợi sức mạnh của vũ khí hạt nhân và cảnh báo về nguy cơ hủy diệt của nó, nhưng không đề cập gì đến "bộ ba hạt nhân" cả.

Khi được người dẫn chương trình nhắc lại câu hỏi, Trump trả lời: "Tôi cho rằng hạt nhân là sức mạnh, khả năng hủy diệt của nó rất quan trọng với tôi". Nói cách khác, Trump không biết một chút gì về bộ ba hạt nhân, khái niệm được dùng để chỉ ba phương thức nước Mỹ có thể khai hỏa vũ khí hạt nhân, gồm trên bộ, trên không và trên biển.

Vậy nhưng cử tri Mỹ không quan tâm đến điều đó và vẫn bỏ phiếu cho Trump, dù chưa đến 4/10 người tin rằng Trump "đủ trình độ" làm tổng thống Mỹ, theo các cuộc thăm dò sau bầu cử năm 2016.

Chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử càng khiến Trump tin rằng bản năng của ông đã đúng, tất cả những người khác, kể cả các chính trị gia của hai đảng, đều sai. Thắng lợi này cũng trở thành bằng chứng mạnh nhất để Trump chứng tỏ rằng ông biết mọi điều cần thiết về tất cả mọi thứ. Trump cho rằng tất cả những người được gọi là "thông minh" ở Washington không hiểu biết về cử tri Mỹ nhiều như ông, dù họ đã nghiên cứu về chính trị suốt nhiều thập kỷ.

Theo Cillizza, điều này củng cố niềm tin ở Trump rằng mọi cuộc họp hành, thảo luận, nghiên cứu trước cuộc gặp với Kim Jong-un đều là vô ích, bởi chìa khóa giải quyết vấn đề không phải là chính sách hay chiến lược, mà là "thái độ". Thái độ của Trump có thể được tóm tắt là phải tỏ ra cứng rắn, sẵn sàng đứng dậy bỏ đi và buộc đối phương tin rằng bạn nghiêm túc. Mọi chi tiết khác sẽ do cấp dưới lo, không phải là thứ để "sếp lớn" như ông phải bận tâm.

Đây là triết lý gần như đã theo Trump suốt cuộc đời và biến ông thành một trong những người quyền lực nhất hành tinh hiện nay, nên khó có thể đánh giá được quan điểm này là đúng hay sai, Cillizza nhận định. "Tuy nhiên, khi chính sách đối ngoại quốc tế hòa trộn với vũ khí hạt nhân trong một cuộc đàm phán, đó có thể là điều hoàn toàn khác".

vu khi ban nang cua trump khi gap thuong dinh kim jong un Trump sẽ đến Singapore sớm trước cuộc gặp Kim Jong-un

Tổng thống Mỹ dự kiến có mặt ở Singapore trước cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên hai ngày.

vu khi ban nang cua trump khi gap thuong dinh kim jong un Kịch bản cho một hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim thành công

Thành công lớn nhất của thượng đỉnh Mỹ - Triều, nếu có, nên là tạo ra nhận thức chung về mục tiêu phi hạt nhân ...

Ngày đăng: 15:59 | 08/06/2018

/ VnExpress