Đó là quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội trước thông tin một học sinh lớp 10 (Quận Tân Bình, TPHCM) nhảy lầu tự tử vì áp lực học tập.
Theo TS Tùng Lâm, chuyện áp lực học hành như đã trở thành quy luật chung, thầy cô, cha mẹ nào cũng muốn tốt cho học trò nhưng nó có những vấn đề đi theo dẫn đến những khủng hoảng tâm lý cho học sinh.
Học sinh phải tìm đến con đường tự tử chắc chắn bản thân em đó phải có những bức xúc, những người chọn cách này để giải thoát coi đây là cách tốt nhất để thoát khỏi những áp lực. “Không hiểu bạn bè hay gia đình có gần gũi em ấy không hay để em cô độc trong những lỗi lầm” – thầy Tùng Lâm đặt câu hỏi.
Thầy Lâm phân tích, em học sinh này tự tử và để lại thư tuyệt mệnh do không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ, nhưng quan trọng phải xem bài học rút ra là gì chứ đừng đổ lỗi cho ai. Gia đình có con trong hoàn cảnh này đã khổ lắm rồi, nói tại bố mẹ chỉ làm tổn thương họ hơn, hãy chia sẻ với họ.
“Bố mẹ kỳ vọng vào con ít thôi nhưng hãy kỳ công với con, lắng nghe, tìm hiểu và hỗ trợ con khi con cần. Để sự phát triển của con phù hợp với năng lực, sức khỏe, mong muốn của con. Mạng sống là quan trọng chứ điểm số học hành đâu có quan trọng” – thầy Lâm nói.
Khi rơi vào những tình huống áp lực trong học hành thì điều trước tiên mà các em cần chính là sự quan tâm từ chính gia đình, bố mẹ của các em. Quan tâm từ vấn đề sức khỏe cho đến tâm tư tình cảm cũng như mong muốn như thế nào. Nếu con học không giỏi thì đừng ra mục tiêu quá cao là phải vào trường điểm, trường chọn, hãy động viên con làm hết sức có thể, nếu đạt được thì tốt còn nếu không hãy cho con có những lựa chọn khác.
“Bố mẹ bây giờ toàn sống thay con cái, như vậy là rất nguy hiểm” – thầy Lâm khẳng định.
Thứ hai, thầy cô cần giảm đi những áp lực không cần thiết, tùy vào năng lực học sinh để có những yêu cầu khác nhau. Nhiều thầy cô luôn nghĩ tất cả học sinh phải làm hết việc này việc kia, phải hoàn thành hết tất cả các bài tập thế nhưng cái quan trọng trong vai trò của giáo dục là phải đến với từng học sinh. Học sinh giỏi thì khuyến khích các em, còn học sinh yếu hay học sinh bình thường thì cần có những giới hạn khác về bài tập.
Thứ ba, bạn bè cũng nên gần gũi để chia sẻ và phát hiện những bất thường của nhau và thông báo cho thầy cô cũng như gia đình khi cần thiết.
Trước đó, trưa 12.4, thầy Lê Trọng Tín - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TPHCM) đã thông tin đến báo chí về nguyên nhân em C (học sinh lớp 10E3) nhảy lầu tự tử tại trường. Trước khi tự tử, em C có để lại thư tuyệt mệnh nói do áp lực học tập và áp lực từ gia đình, muốn em có điểm học tập cao hơn, đạt học sinh giỏi. Trong thư có đoạn: “Con xin lỗi ba má. Con đã không đáp ứng được mong mỏi của ba má. Con xin lỗi”.
Áp lực học tập, nam sinh để lại thư tuyệt mệnh rồi nhảy lầu tự tử
Nam sinh trường Nguyễn Khuyến (TP.HCM) để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập, điểm số và áp lực từ ... |
Nhận đầu tư từ đại lục, phim truyền hình TVB bị ngôn tình hóa
Giống như điện ảnh Hong Kong, phim truyền hình TVB khó lòng cự tuyệt sự can thiệp từ phía Trung Quốc đại lục. Những phẩm ... |
Người đàn ông lái ôtô đâm vào lan can cầu rồi nhảy sông tự tử
Sau khi điều khiển ôtô tông vào thành cầu Nam Ô (Đà Nẵng), ông Huấn bất ngờ mở cửa xe nhảy xuống sông tự tử. ... |
Ngày đăng: 17:45 | 12/04/2018
/ Lao động