Một giáo viên tiểu học phải chung 130 triệu đồng để xin vào biên chế nhưng bất thành
Ngày 27-3, Báo Người Lao Động nhận được đơn của anh Vy Văn Hiếu (ngụ xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) tố cáo bà Nguyễn Thị K. (giáo viên THCS) và bà Trần Thị Đ. (ngụ cùng xã) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng đó, anh Hiếu cung cấp 2 đoạn clip quay lại 2 buổi nói chuyện giữa những giáo viên chung tiền chạy việc và 2 người được cho là 2 bà kể trên.
Theo tố cáo, gia đình anh Hiếu có quen bà K. và bà này nói có quen biết với nhiều người trong các cơ quan nhà nước nên có khả năng xin được vào biên chế làm giáo viên tại các trường ở huyện Krông Pắk. Khi anh Hiếu tốt nghiệp trung cấp mỹ thuật, bà K. đến nhà cho biết Trường Tiểu học Phan Bội Châu (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk) đang có chỉ tiêu biên chế dạy môn mỹ thuật và ra giá 130 triệu đồng để chung chi cho những người có thẩm quyền xét tuyển. Mong có công việc ổn định nên anh Hiếu vay mượn đưa trước cho bà K. 70 triệu đồng. Sau đó, bà K. và bà Đ. nhận tiếp của anh Hiếu 60 triệu đồng với cam kết sẽ xin cho anh vào biên chế giảng dạy. Tuy vậy, sau đó, UBND huyện Krông Pắk đã ra quyết định về việc hợp đồng lao động với nội dung đồng ý hợp đồng lao động đối với anh Hiếu, giao hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Bội Châu ký hợp đồng lao động theo quy định. Thời gian hợp đồng từ ngày bố trí việc làm chờ thi (xét tuyển) viên chức, nếu trúng thì được tuyển dụng, không thì chấm dứt hợp đồng.
Anh Vy Văn Hiếu chia sẻ về việc không được vào biên chế
Anh Hiếu cho biết không được vào biên chế nên anh gặp bà K. và bà Đ. để hỏi và đòi lại tiền nhưng không được. Đến tháng 5-2017, nhà trường chấm dứt hợp đồng lao động mà không hề có lý do và cũng chưa có đợt xét tuyển biên chế.
Để làm rõ vấn đề, phóng viên đã liên hệ với bà K. và bà Đ. Sau khi nghe giới thiệu phóng viên, bà K. hỏi "em lấy đâu ra số điện thoại này đấy. Cô không quen biết em", rồi tắt máy. Còn bà Đ., dù phóng viên gọi điện và nhắn tin nhiều lần nhưng không nhận được phản hồi.
Thừa nhận đã nhận tiền
Trong một đoạn clip, anh Hiếu nói: "Cô K. và cô Đ. nhận của cháu 130 triệu đồng để chạy quyết định hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế. Theo quy định thì phải được hưởng lương theo hệ số nhưng đây chỉ được mấy trăm ngàn đồng/tháng". Lúc này, người phụ nữ được cho là tên Đ. giải thích: "Đúng quy định như vậy, hợp đồng đó chủ tịch UBND huyện ký thì được ngân sách chi trả theo hệ số nhưng riêng huyện Krông Pắk do dư thừa quá nhiều nên không đủ để trả mà lấy nguồn chi thường xuyên để trả cho giáo viên hợp đồng". Sau đó, một người thân của anh Hiếu hỏi: "Cô K. nhận của Hiếu 130 triệu đồng, cô có công nhận vậy không?". Tiếng bà K.: "Công nhận. Hôm đó bố của Hiếu chưa tin tưởng cô Đ. nên cô cầm, sau đó cô đưa hết cho cô Đ.".
Giáo viên hợp đồng, phập phồng chỗ dạy: Bài học từ Khánh Hòa
Nhờ công khai, minh bạch trong thi tuyển và tuyển dụng, phân bổ giáo viên hợp lý, tỉnh Khánh Hòa khắc phục được tình trạng ... |
Cô giáo “quyền lực” không giảng bài khi lên lớp từng bị phản ánh xúc phạm nặng nề học sinh
Liên quan đến phản ánh của học sinh Phạm Song Toàn (THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM) về việc cô giáo dạy Toán của em ... |
Sở Giáo dục tìm hiểu về giáo viên "không nói gì" với học sinh
Chiều nay (ngày 27/3), lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM tìm hiểu thông tin về giáo viên bị học sinh phản ánh nói "không nói gì" ... |
Bạo lực giáo viên gia tăng, trường học như cái chợ: Ai bảo vệ nhà giáo?
Sau vấn nạn bạo hành bác sĩ, đến lượt giáo viên - một nghề vẫn được xem là cao quý - đang phải đối mặt ... |
Cao Nguyên
Ngày đăng: 08:27 | 28/03/2018
/ https://nld.com.vn