Liên quan đến việc 2 đời Chủ tịch huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) ký tuyển dụng “bừa” với hàng trăm giáo viên, Luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng, nếu đúng như giáo viên tố có mất tiền để “chạy việc” thì cần phải khởi tố vụ án, làm rõ về hành vi “nhận hối lộ”.

vu 500 giao vien mat viec o dak lak can khoi to vu an dieu tra hanh vi nhan hoi lo

Chia sẻ

Nhiều giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động tập trung tại UBND huyện Krông Pắk để nói lên nguyện vong, tâm tư tình cảm nhưng đã không được phản hồi. Ảnh: H.L

Có dấu hiệu phạm tội hình sự

Hơn 500 giáo viên ở Đắk Lắk được lãnh đạo ký tuyển dụng ồ ạt, với những lời hứa hẹn vào biên chế, nhưng lại đang đứng trước nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng lao động. Giáo viên bị thiệt thòi, thậm chí vừa bị mất tiền lại mất việc, còn những người gây ra hậu quả vẫn chưa bị xử lý nghiêm khắc, khiến cho dư luận hoài nghi, mất niềm tin.

vu 500 giao vien mat viec o dak lak can khoi to vu an dieu tra hanh vi nhan hoi lo
Luật sư Bùi Đình Ứng. Ảnh: NVCC

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) nêu quan điểm, các cơ quan chức năng của huyện Krông Pắk và của tỉnh Đắk Lắk cần vào cuộc, xác minh và làm rõ vấn đề: Lãnh đạo huyện Krông Pắk ký tuyển dụng bừa giáo viên là do yếu kém về mặt năng lực, hay vì lý do nào khác, có việc trục lợi hay không?

“Những cán bộ có chức, có quyền biết đang dư thừa giáo viên mà vẫn ký bừa phải chịu trách nhiệm về việc hàng loạt giáo viên bị mất việc, đẩy ra đường như thế. Tôi nghĩ cơ quan điều tra cần làm rõ, việc ký quyết định tuyển dụng bừa bãi này với mục đích gì, nếu để trục lợi như lời giáo viên tố cáo thì phải xử lý nghiêm với tội nhận hối lộ, lợi dụng chức quyền để làm sai quy định với mục đích trục lợi, quy định tại Điều 354, Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015.

Nếu lãnh đạo huyện lấy lý do là vì Phòng Giáo dục, Phòng Nội vụ tư vấn, nhưng khi để vụ việc xảy ra ở địa phương của mình, người đứng đầu vẫn phải có trách nhiệm, bị xử lý theo Điều 360 Bộ luật Hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" – Luật sư Ứng chia sẻ.

Cần xử lý nghiêm để làm gương

Cũng theo Luật sư Bùi Đình Ứng, câu chuyện buồn ở Đắk Lắk một lần nữa chứng minh chuyện chạy nọ, chạy kia để được vào biên chế là không thể không có. Nó không chỉ có ở một địa phương mà có thể ở nhiều địa phương khác.

Đây là sự thật chứ không phải chỉ là tin đồn nữa, đặc biệt trong ngành giáo dục. Câu chuyện này đã phơi bày sự thật về việc giáo viên phải vất vả chạy việc như thế nào.

Tuy nhiên sau sự việc này, nhiều người đặt vấn đề, liệu giáo viên chấp nhận bỏ tiền chạy việc có bị xử lý về tội đưa hối lộ hay không?

Luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng không thể và không nên đặt vấn đề này với các giáo viên, mà phải chia sẻ với họ, để họ vượt qua khủng hoảng này. Bởi không có quan tham thì giáo viên đâu phải làm vậy. Do đó, dứt khoát phải xử lý các quan vi phạm thật nghiêm. Điều này sẽ làm gương để các địa phương khác rút ra bài học, cũng như làm trong sạch môi trường giáo dục, lấy lại niềm tin cho những người làm nghề giáo và toàn thể nhân dân.

vu 500 giao vien mat viec o dak lak can khoi to vu an dieu tra hanh vi nhan hoi lo Vụ 500 giáo viên Đắk Lắk mất việc: Nếu không mất hợp đồng, lộ phí “đi đêm” có bị phanh phui?

Việc phải bỏ một số tiền lớn để “chạy việc” được nhiều chuyên gia nhận định đã trở thành “luật bất thành văn” trong xin ...

vu 500 giao vien mat viec o dak lak can khoi to vu an dieu tra hanh vi nhan hoi lo Giáo viên Đắk Lắk: Tù mù biên chế - hợp đồng

Dù quyết định của UBND huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk ghi rõ hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế nhưng nhiều giáo viên đang ...

Ngày đăng: 12:00 | 24/03/2018

/ https://laodong.vn