Sau khi 2 cựu chủ tịch Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến bị khởi tố do liên quan đến sai phạm trong bán đất công ở Đà Nẵng, trong đó có phi vụ bán sân vận động Chi Lăng, người dân TP Đà Nẵng vô cùng bức xúc.

Mặc dù chủ trương bán sân vận độngChi Lăng không được sự đồng tình của người dân nhưng lãnh đạo TP Đà Nẵng lúc đó vẫn quyết tâm bán, sau đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp "xẻ" ra làm 10 mảnh nhỏ mang đi thế chấp ngân hàng, khiến người dân Đà Nẵng càng thêm bức xúc.

vu 2 cuu chu tich da nang bi khoi to san van dong chi lang bi quotxe thitquot ra sao

Sân vận động Chi Lăng đã bị "xẻ thịt" (ảnh Vĩnh Quyên)

"Xẻ thịt" thần tốc

Tháng 10-2010, UBND TP Đà Nẵng (lúc đó ông Trần Văn Minh làm chủ tịch, ông Văn Hữu Chiến làm phó chủ tịch) đồng ý bán sân vận động Chi Lăng cho Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh để đầu tư xây dựng dự án khu phức hợp tầm cỡ. Nếu chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất một lần trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (đối với phần diện tích 55.061m2) thì được giảm 10% tiền sử dụng đất. Cùng với đó, UBND TP Đà Nẵng đồng ý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tập đoàn Thiên Thanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp đủ tiền sử dụng đất vào ngân sách đối với diện tích 45.861m2. Với phần diện tích phía Bắc và Nam khu đất (9.200 m2), UBND TP Đà Nẵng sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tập đoàn Thiên Thanh trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đủ tiền sử dụng đất. Đến tháng 1-2011, ông Trần Văn Minh với vai trò là Chủ tịch UBND TP đã hoàn tất thủ tục bán sân vận động Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh của ông , với giá chỉ gần 1.400 tỉ đồng.

vu 2 cuu chu tich da nang bi khoi to san van dong chi lang bi quotxe thitquot ra sao

Sân vận động Chi Lăng đang "treo" (ảnh Bích Vân)

Điều lạ lùng, việc mua bán đất là để xây dựng khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng, nhưng UBND TP Đà Nẵng lại đồng ý "xẻ" sân vận động Chi Lăng ra làm 10 khu với 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh. Điều đáng nói hơn, khu đất này được định hình là xây dự án thương mại dịch vụ nhưng lại được UBND TP Đà Nẵng bán theo giá đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời hạn lâu dài. Có được 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Thiên Thanh lập tức thế chấp ngân hàng để vay trên 4.000 tỉ đồng. Sau đó, Phạm Công Danh bị bắt và dự án "treo" đến bây giờ.

vu 2 cuu chu tich da nang bi khoi to san van dong chi lang bi quotxe thitquot ra sao

S6an vận động hiện đang gần như bỏ hoang (ảnh Bích Vân)

Cử tri bức xúc

Sau khi ông Trần Văn Minh và ông Văn Hữu Chiến bị khởi tố do có liên quan đến sai phạm trong việc bán đất công ở Đà Nẵng, trong đó có việc bán sân vận động Chi Lăng, nhiều người dân TP Đà Nẵng bày tỏ bức xúc. "Khi bán sân vận động Chi Lăng không hề đưa ra tham khảo ý kiến người dân, đến khi người dân biết được thì đã bán rồi. Người dân có phản đối cũng đành chịu. Đây là sai phạm mà lãnh đạo thành phố thời điểm đó phải chịu trách nhiệm. Nếu dự án vẫn tiếp tục "treo" là các ổng có tội với dân Đà Nẵng" - ông Nguyễn Văn Trung (ngụ quận Hải Châu), bộc bạch. Còn ông Trần Tấn Nam (ngụ quận Thanh Khê) cho rằng nếu giá bán sân vận động quá rẻ, không đúng qui định, gây thất thu ngân sách thì những lãnh đạo đồng ý bán phải bỏ tiền túi ra đền bù cho ngân sách.

vu 2 cuu chu tich da nang bi khoi to san van dong chi lang bi quotxe thitquot ra sao

Dự án thành bãi giữ xe (ảnh Vĩnh Quyên)

Tại các kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng, cử tri đã gửi nhiều câu hỏi để các đại biểu chất vấn về việc tại sao đồng ý "xẻ thịt" sân vận động Chi Lăng ra làm 10 mảnh để doanh nghiệp mang đi cầm cố vay ngân hàng?. Và liệu dự án này còn "treo" đến bao giờ?

Được biết, tại một kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, lý giải rằng do đây là dự án có vốn đầu tư lớn, để giải quyết nguyện vọng của nhà đầu tư cũng như muốn thúc đẩy dự án đúng tiến độ nên lãnh đạo TP mới đồng ý tách ra 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 đơn vị thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh nhằm huy động vốn, thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã cam kết. Đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn hỏi: "Sau khi cấp cho họ 10 lô đất, họ đem cầm trong ngân hàng. Nếu sau này họ không trả được, ngân hàng phát mãi các lô đất, chúng ta tính thế nào?".

Còn đại biểu Trần Văn Lĩnh thắc mắc rằng, Tập đoàn Thiên Thanh đã đem 10 lô đất cầm tại ngân hàng, nếu sau này ngân hàng đem ra phát mãi bán đấu giá thu hồi vốn, TP có xử lý được không?. Ông Tuấn bảo rằng không cho phép chuyển nhượng dự án dưới bất cứ hình thức nào, không được phát mãi nếu các ngân hàng đặt vấn đề.

Trong khi đó, sau khi Phạm Công Danh bị xử tù, dự án sân vận động Chi Lăng rơi vào thảm cảnh không có lối thoát và có nguy cơ trở thành dự án "treo" vô thời hạn nằm tại khu đất vàng giữa lòng TP Đà Nẵng. Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng từng có ý định thương thảo với các ngân hàng để lấy lại sân vận động Chi Lăng, nhưng xem ra quá khó bởi số tiền mà Phạm Công Danh vay ngân hàng quá lớn, lên đến trên 4.000 tỉ đồng chứ không phải 1.400 tỉ như lúc chính quyền Đà Nẵng bán đất cho Tập đoàn Thiên Thanh.

vu 2 cuu chu tich da nang bi khoi to san van dong chi lang bi quotxe thitquot ra sao Cảnh khám xét nhà 2 cựu Chủ tịch TP Đà Nẵng dính đến Vũ \'nhôm\'

Hơn 20 người thuộc Bộ Công an và Công an TP Đà Nẵng cùng đại diện VKS có mặt tại nhà riêng ông Trần Văn ...

vu 2 cuu chu tich da nang bi khoi to san van dong chi lang bi quotxe thitquot ra sao Cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh liên quan gì đến Vũ \'nhôm\'?

Thời kỳ làm lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, ông Trần Văn Minh để xảy ra nhiều sai phạm về quản lý, sử dụng đất ...

Nhóm phóng viên miền Trung

Ngày đăng: 18:00 | 18/04/2018

/ https://nld.com.vn