Asanzo nhờ một số người đứng tên để nhập linh kiện, trốn thuế. Sau đó, tiền được chuyển ngược lại. Bà Nguyễn Thị Hiền (vợ ông Phạm Văn Tam) đã rút 500 tỷ đồng.
|
|
Asanzo được xác định có dấu hiệu trốn thuế. Ảnh: Zing.vn |
Báo Thanh Niên đưa tin, sáng 28/10, Tổng cục Hải quan chủ trì cuộc họp liên ngành với các bộ, ngành để công bố kết quả kiểm tra vụ việc của Công ty CP Tập đoàn Asanzo (Asanzo) với một loạt sai phạm.
Theo đó, Asanzo có hành vi sử dụng hoá đơn đầu vào ghi cao hơn giá bán giao dịch thực tế để trốn thuế. “Công ty sử dụng hoá đơn đầu vào của các công ty không còn hoạt động, chủ yếu do người lao động của Asanzo đứng tên đại diện pháp luật để nhập các linh kiện bán cho Asanzo.
Qua xác minh tài khoản ngân hàng, tiền lại được chuyển ngược về Tập đoàn Asanzo hoặc bà Nguyễn Thị Hiền (vợ của ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Asanzo) và các cá nhân là người lao động tại các công ty thuộc Tập đoàn Asanzo.
Số tiền mà bà Hiền đã rút ra ước tính hơn 500 tỷ đồng, đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Bên cạnh đó, theo Zing.vn, về danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, Tổng cục Hải quan xác nhận nội dung thể hiện trên giấy chứng nhận cấp cho Công ty cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam là “ngành điện tử gia dụng”.
Tuy nhiên, ngành điện tử gia dụng gồm rất nhiều sản phẩm song giấy chứng nhận chỉ có giá trị với 2 sản phẩm là TV và smart box.
Hội Doanh nghiệp xác nhận việc tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2019 của Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo.
Tổng cục Hải quan cũng khẳng định việc Asanzo sử dụng cụm từ “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” cho một số sản phẩm và trên các thông tin quảng cáo là không đúng với thực tế.
Tập đoàn Asanzo đã ký hợp đồng dịch vụ với công ty Sharp - Roxy (Hong Kong Ltd) tại Việt Nam để được cung cấp những phần mềm và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, trong hợp đồng cũng đề cập nội dung chuyển giao công nghệ lắp ráp chi tiết bằng video và thực hành trên mỗi phần của TV.
Tuy nhiên, hiện tại, công ty vẫn chưa thực hiện việc thanh toán dịch vụ như trong hợp đồng đã ký kết do chưa xin được xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc chuyển giao công nghệ.
Đại diện Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam khẳng định đối tác trên hợp đồng là Sharp - Roxy không có thật và hợp đồng trên là giả mạo. Từ tháng 9/2016, tập đoàn Sharp Nhật Bản đã không còn liên doanh cùng công ty Shark - Roxy.
Mộc Miên (T/h)
Sản phẩm Asanzo được lắp ráp "không như quảng cáo" thế nào?
Tổng cục Hải quan chỉ ra quy trình lắp ráp các sản phẩm của Asanzo và khẳng định quy trình này không như doanh nghiệp ... |
Công bố 4 dấu hiệu vi phạm của Asanzo
Asanzo được xác định có dấu hiệu vi phạm về: lừa dối người tiêu dùng, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, giả mạo nhãn hiệu ... |
Tổng cục Hải quan: Sản phẩm của Asanzo không thể gọi là "Made in Vietnam"
Sáng nay 28/10, Tổng cục Hải quan tổ chức buổi lấy ý kiến các bộ, ngành đồng thời công bố những kết quả điều tra ... |
Ngày đăng: 08:52 | 29/10/2019
/ www.doisongphapluat.com