Đây là đàn trâu của chú Nguyễn Văn Tiến (60 tuổi) và cô Ngô Thị Hải (50 tuổi), hiện đang cư ngụ ở bãi sông Hồng dưới gầm cầu Vĩnh Tuy (tổ 22, cụm Nha, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội).
Trước khi đến với nghề chăn trâu, vợ chồng chú Tiến đã từng làm nhiều việc như: làm ruộng, trồng khoai, ngô ngắn ngày,… nhưng cứ hễ nước sông Hồng lên là các thửa đất hoa màu vừa khai khoang lại ngập, thất thu. Chán nản cảnh này, nhiều người cùng khai khoang với chú Tiến khi ấy đã bỏ cuộc, còn mỗi gia đình chú trụ lại nơi giáp ranh sông Hồng này.
"Mình nói nó hiểu hết!"
Đến năm 1993, sau khi suy tính kỹ, cô chú quyết định vay 1,8 triệu đồng mua một con trâu với mục đích cày bừa. Con trâu này về sau được đặt tên là “Thần Tài”, có lần nó bị ốm, cô Hải đã mời cả các y bác sĩ ở bên Học viện Nông nghiệp Việt Nam về chăm sóc nó. Bởi trâu đến với mình lúc khó khăn, giúp mình có được sự nghiệp như ngày nay, nên mình phải biết ơn nó, trân trọng nó, yêu thương nó, cô Hải chia sẻ.
Sau một khoảng thời gian nuôi trâu, thấy việc gầy dựng đàn trâu có hiệu quả hơn, cô chú lại tiếp tục vay mượn, lấy ngắn nuôi dài, bán trâu đực, giữ lại trâu cái để gây đàn. Từ một con trâu cái, rồi đến 2 con trâu cái, cứ năm sau lại đẻ gấp đôi năm trước. Đến nay, đàn trâu có 185 con to và 60 con bé, từ giờ đến Tết trâu vẫn túc tắc đẻ thêm.
Để có thể quản lý đàn trâu này, cô chú thuê 3 nhân công chuyên việc chăn dắt trâu và 3 người chuyên cắt cỏ cho trâu và trồng ngô để trâu ăn. Lương của mỗi người trung bình 4 triệu đồng/tháng. Với việc này, mỗi năm cô chú tạo thu nhập ổn định cho từ 5 - 15 người.
Nuôi trâu ở bãi sông có nhiều thuận tiện, bởi vì cỏ dồi dào, hơn nữa lại lắm đầm và gần sông, trâu có chỗ "ngâm mình". Bởi vậy mà chỉ sau một thời gian nuôi, trâu béo và lớn nhanh chóng. Bên cạnh đó, trâu nuôi ở đây cũng ít dịch bệnh và không phải chịu rét nhiều như ở rừng núi. Để chăm sóc tốt cho đàn trâu, cô chú vẫn thường mời các y bác sĩ ở Học viện Nông nghiệp về thăm khám thường xuyên, lấy máu và phân xét nghiệm, nên sức khỏe của trâu trong đàn thường rất tốt, rất ít khi ốm đau.
| |
|
Tuy nhiên vào những tháng mùa đông, cỏ mọc ít, trâu không đủ lượng cỏ ăn – mỗi con trung bình 30kg/ngày, nên thường gầy. Thậm chí, cô chú phải thuê người ra tận các sân bay, khu dự án bỏ hoang, dọc ven đê các nơi để cắt cỏ, nhưng mỗi ngày cũng chỉ cắt được 3 tấn, trong khi lượng thức ăn cần thiết là 6 tấn cỏ/ngày cho đàn trâu.
Trải qua gần 25 năm nuôi trâu, có một số thiệt hại cho cô chú. 4 con trâu buộc ở sau vườn bị trộm dắt mất, 25 con nghé bị chết vì đợt rét kỷ lục 2016 (vào ngày 5.1), 1 con trâu to bị sa xuống giếng chết…
Hiện nay, trâu to có giá bán từ 25-30 triệu, còn nghé thì nuôi độ 6 tháng là bán được 15 triệu. Khách hàng của cô chủ yếu là các siêu thị, nhà hàng, hoặc các hộ dân trong làng, ở xa vì biết tiếng là trâu sạch mà đến đặt hàng, lượng mua nhiều thường vào dịp giáp Tết. Với đầu ra như vậy, mỗi năm trung bình cô chú bán được từ 40-50 con, thu về 1 tỉ đồng, sau khi trừ đi các khoản, lãi ròng mỗi năm là 300 triệu.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi đàn trâu lớn, cô Hải nói, cũng không có gì nhiều, chỉ cần theo dõi nó sát sao hàng ngày, nó ốm thì mình chữa, nếu nặng quá thì nên mời ngay các y bác sĩ về điều trị. Và trên hết là tấm lòng của người chủ đối với con trâu: “Cũng nhờ con trâu mà làm nên sự nghiệp cho mình, nên mình phải coi nó là một người bạn thân thiết, lúc nào cũng gắn liền với mình. Tuy rằng nó là con vật, nhưng mình gần gũi nó, mình nói nó hiểu hết cháu ạ”.
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
|
Tắc đường sang Trung Quốc, 4 triệu tấn lợn lo ế nặng Một năm Việt Nam sản xuất hơn 4 triệu tấn thịt hơi, giá trị còn lớn hơn cả lúa gạo. Nhưng, nghịch lý là hiện ... |
Gian nan con đường lợn sạch: Nhìn qua... hàng xóm Liên kết theo chuỗi giá trị là xu hướng tất yếu của thế giới. Trong nước, nhiều địa phương cũng đang nỗ lực xây dựng ... |
Không chỉ chuyện con gà Xung quanh việc mới đây lô hàng thịt gà đầu tiên của Việt Nam được xuất vào thị trường Nhật Bản, nhiều người cho rằng ... |
Ngày đăng: 13:00 | 12/12/2017
/ https://thanhnien.vn