Sự tham gia của Vingroup trong lĩnh vực giáo dục đại học sẽ trở thành hiệu ứng lan tỏa, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa khối các trường ngoài công lập và sự mạnh lên của các trường ngoài công lập sẽ trở thành cú hích cho hệ thống công lập, thúc đẩy hệ thống này chuyển dịch tích cực là nhận định của nhiều chuyên gia khi trước sự xuất hiện của VinUni – thương hiệu giáo dục của Tập đoàn Vingroup.
Đại học đẳng cấp quốc tế: Cần mô hình mới
Chiến lược có một trường đại học lọt top 200 trường đại học hàng đầu thế giới vào năm 2020 đã được Chính phủ Việt Nam đặt ra từ năm 2006 với đường hướng cụ thể là liên kết với các đối tác lớn để thành lập các trường đại học đẳng cấp quốc tế. Các trường này hoạt động theo mô hình đại học công lập.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, mục tiêu lọt top 200 của các trường Đại học Việt Nam còn quá xa vời. Sau hơn 10 năm đề ra chiến lược, các trường đều không đảm bảo được 2 yếu tố quan trọng là thu hút được thầy giỏi và trò giỏi.
Trong khi các cơ sở công lập với sự hậu thuẫn đắc lực của nhà nước cả về tài chính và cơ chế vẫn chưa mang lại hiệu quả mong đợi thì ở hệ thống trường tư, một số trường cũng thất bại. Dù đầu tư lớn, liên kết quốc tế, nhưng vẫn chật vật tuyển sinh với chất lượng đầu vào rất thấp.
Trong bối cảnh đó, việc Tập đoàn Vingroup tham vọng xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế được nhiều chuyên gia đánh giá là một tín hiệu tích cực. Theo Vingroup, Đại học VinUni sẽ được xây dựng trên chuẩn mực cao nhất về nghiên cứu, giảng dạy, việc làm và triển vọng quốc tế.
Phối cảnh trường VinUni
Với cơ sở vật chất hiện đại, nguồn vốn đầu tư ban đầu lên đến 5.000 tỷ đồng, lại đứng trên vai “người khổng lồ” về chuyên môn (hợp tác với các trường thuộc nhóm Ivy League như Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania), VinUni cho biết không chỉ hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn xếp hạng mà còn tham vọng xếp hàng đầu trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học thế giới như Quacquarelli Symonds, Times Higher Education…
Là người chèo lái một trường đại học tư, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT cho rằng các trường tư sẽ có sự năng động và nhanh nhạy hơn so với các trường công, nhất là trong việc quốc tế hóa.
Lãnh đạo Đại học FPT cũng cho biết đầu tư giáo dục đại học thời điểm hiện nay là khá thách thức, khi cung - cầu đã có sự bão hòa nhất định, nhiều trường đại học tư không tuyển nổi sinh viên, trong khi đó, để xây dựng trường cần vốn hàng nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT cũng bày tỏ sự tin tưởng: “Vingroup đã có kinh nghiệm trong thị trường giáo dục khi phát triển hệ thống Vinschool. Có thể là bài toán khó, nhưng khi VinUni làm thì chắc họ sẽ phải tính, phải lôi kéo lực lượng giỏi vào cuộc cùng giải vấn đề này, sau đó đầu tư lớn. Việc trở thành một đại học đẳng cấp quốc tế chúng ta hãy chờ xem, ít nhất đã có dấu hiệu tốt”.
var abd_media = "media.adnetwork.vn"; var abd_width = 640; /*width of video player*/ var abd_height = 360; /*height of video player*/ var abd_skip =7; var abd_flash =true; var abd_popup = false; var abd_wid =1280898471; var abd_zid =1444355616; var abd_content_id = "#content_detail"; /*.class or #id of content wrapper*/ var abd_position=4; /*the paragraph position where ads display*/
Thêm lựa chọn cho người học
Nhìn ở góc độ người học, Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Đại học Thành Tây, nhận định sự tham gia thị trường giáo dục đại học của Vingroup sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn hơn.
“Khi nhiều người tham gia bán hàng thì người mua càng có lợi, nhất là khi Vingroup muốn tham gia vào mảng thị trường giáo dục đại học cao cấp,” ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, để đạt được khát vọng như Vingroup đặt ra là điều không dễ dàng, phải đầu tư lâu dài và bền bỉ kiên trì mục tiêu. Tuy nhiên, nhìn vào cách làm của họ thường thấy trong những mảng kinh doanh khác, chúng ta có thể tin tưởng.
Tập đoàn Vingroup ký kết hợp tác với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania về dự án Đại học VinUni
Đây cũng là chia sẻ của phó giáo sư Lê Hữu Lập, nguyên Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Theo ông Lập, việc Vingroup gia nhập thị trường giáo dục đại học, nhất là ở thị phần chất lượng cao, sẽ làm phong phú thêm thị trường, tạo điều kiện tốt hơn để thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam phát triển, cung ứng nguồn nhân lực tốt cho xã hội.
Vẫn theo ông Lê Trường Tùng, trong khi trường ngoài công lập chỉ chiếm hơn 10% thị phần giáo dục đại học, một con số quá thấp, thì sự tham gia của Vingroup sẽ làm mạnh hơn khối trường ngoài công lập.
Và sự mạnh lên của các trường ngoài công lập sẽ tác động ngược trở lại, trở thành cú hích cho hệ thống công lập, thúc đẩy hệ thống này chuyển dịch tích cực. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường giáo dục đại học Việt.
Đại học VinUni giai đoạn 1 (tới năm 2030) sẽ được đầu tư số tiền là 5000 tỷ đồng, có trụ sở tại Hà Nội, trường dự kiến sẽ được khởi công trong năm 2018 và chính thức tuyển sinh vào năm 2020. VinUni đã ký kết hợp tác chiến lược với một số Đại học Tinh hoa thuộc Top 20 Đại học tốt nhất toàn cầu, như Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania.
VinUni - Chất lượng quốc tế, học phí Việt Nam?
Bằng cấp của VinUni sẽ đạt chuẩn quốc gia cho từng ngành cụ thể. Mức học phí sẽ thấp hơn so với du học, đồng ... |
Đại học Việt mới thành lập tham vọng lọt top 350 Châu Á
VinUni tham vọng sớm lọt top 350 Châu Á sau khi thành lập. |
VinUni sẽ ảnh hưởng giáo dục đại học Việt Nam như thế nào?
Theo TS Đàm Quang Minh, hướng đi của Đại học VinUni tạo ra nguồn nhân lực tinh hoa thực sự mới, cũng như thách thức ... |
Vingroup sắp mở trường đại học
Đại học VinUni dự kiến khởi công trong năm nay tại Hà Nội và tuyển sinh khóa đầu vào 2020. |
Vingroup mở trường đại học tư thục phi lợi nhuận
Tập đoàn Vingroup xây dựng Đại học VinUni theo chuẩn quốc tế và đặt trụ sở tại Hà Nội. |
Ngày đăng: 11:56 | 09/04/2018
/ https://vtc.vn