Sáng 23-7, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị quan chức cao cấp lần thứ 14 Nhóm công tác của Tiến trình Bali về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia (AHG SOM 14).

viet nam kien quyet phong chong di cu trai phep va mua ban nguoi

Các đại biểu chủ trì Hội nghị quan chức cao cấp lần thứ 14 Nhóm công tác của Tiến trình Bali về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia

Đây là lần đầu Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị quan chức cao cấp Nhóm công tác kể từ khi tham gia Tiến trình Bali vào tháng 2-2002. Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng khẳng định: Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với Việt Nam trong hơn 17 năm là thành viên tích cực và có trách nhiệm của Tiến trình Bali, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của Tiến trình Bali trong tăng cường sự tham gia và vai trò của các nước thành viên đối với các hoạt động của Tiến trình.

Theo ông Tô Anh Dũng, Việt Nam chủ trương thúc đẩy di cư hợp pháp, kiên quyết đấu tranh phòng, chống di cư trái phép và mua bán người. Trong quản lý di cư, Việt Nam lấy phòng ngừa làm yếu tố nền tảng và coi thúc đẩy di cư hợp pháp là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn di cư trái phép. Và trong quá trình này, hợp tác quốc tế thông qua việc tham gia tích cực vào các tiến trình khu vực và thế giới là một phần tất yếu để tạo nên sức mạnh toàn diện nhằm đẩy lùi nạn di cư trái phép và mua bán người.

Tháng 12-2018, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 đã thông qua Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM) với đa số quốc gia thành viên tán thành. Đây là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về quản lý di cư, trong đó khẳng định hợp tác quốc tế trong thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự là xu thế tất yếu nhằm quản trị di cư toàn cầu hiệu quả vì sự phát triển bền vững. “Trên cơ sở đó, Việt Nam hy vọng rằng tại AHG SOM 14, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi và định hướng ưu tiên cho hoạt động sắp tới của Tiến trình Bali phù hợp với xu thế quản lý di cư trên thế giới. Bên cạnh phòng, chống di cư trái phép và mua bán người, Tiến trình Bali nên cân nhắc đưa các biện pháp thúc đẩy di cư an toàn, hợp pháp vào chiến lược hợp tác chống di cư trái phép và mua bán người trong thời gian tới”, ông Tô Anh Dũng phát biểu.

Tiến trình Bali về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia do Chính phủ Australia và Indonesia đồng khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia, tổ chức tại Bali (Indonesia) tháng 2-2002. Tiến trình Bali gồm 49 thành viên, bao gồm cả Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), có 27 quan sát viên.

viet nam kien quyet phong chong di cu trai phep va mua ban nguoi

Mẹ ruột bán con gái 18 tuổi làm vợ đại gia Trung Quốc với giá 40.000 nhân dân tệ

Thiếu tiền, bà H. được Trang tư vấn bán con gái 18 tuổi sang làm vợ “đại gia” Trung Quốc với giá 60.000 nhân dân ...

viet nam kien quyet phong chong di cu trai phep va mua ban nguoi

Chuyện đời cay đắng của cô gái bị mẹ chồng lừa bán sang Trung Quốc

Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, bố đẻ mắc bệnh hiểm nghèo, nên khi nghe mẹ chồng tỉ tê qua Trung Quốc bán hàng tạp ...

viet nam kien quyet phong chong di cu trai phep va mua ban nguoi

Có bao nhiêu nạn nhân bị lừa bán ra nước ngoài đã tự trở về?

Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, trong giai đoạn vừa qua Cơ quan điều tra ...

Ngày đăng: 09:41 | 24/07/2019

/ anninhthudo.vn