Báo cáo Doing Business thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy New Zealand, Singapore, Đan Mạch và Hàn Quốc là những nơi dễ làm ăn nhất trên thế giới. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 68 trong bảng xếp hạng.
Việt Nam đứng thứ 68 trong danh sách những nước dễ làm ăn nhất thế giới - Ảnh: Hanoi Times |
Theo báo cáo, Việt Nam đạt 67,93 điểm; tăng đến 14 bậc so với năm trước. Việt Nam được đánh giá cao trong các tiêu chí về mức độ dễ dàng trong tiếp cận năng lượng điện, bảo đảm tín dụng, đóng thuế, giao thương xuyên biên giới và thực thi hợp đồng.
Trong khối Đông Nam Á, Việt Nam xếp dưới Malaysia (hạng 24 với 78,43 điểm) và Thái Lan (hạng 26 với 77,44 điểm) nhưng đứng trên Indonesia (hạng 72 với 66,47 điểm), Philippines (hạng 113 với 58,74 điểm); Campuchia (hạng 135 với 54,47 điểm); Lào (hạng 141 với 53,01 điểm).
Đây là báo cáo được WB bắt đầu thực hiện từ năm 2003 nhằm khảo sát mức độ dễ dàng trong làm ăn của 190 nền kinh tế trên thế giới. Báo cáo sử dụng 11 tiêu chí, bao gồm các quy định về mở công ty, bảo vệ những nhà đầu tư nhỏ, đảm bảo tín dụng, đóng thuế, quy định về lao động…
Trong báo cáo, New Zealand tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 86,55 điểm. Đây là năm thứ 2 liên tiếp nước này giữ vị trí số 1, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết. New Zealand được đánh giá tốt nhất ở tiêu chí đóng thuế vì xây dựng được hệ thống khai và nộp thuế trực tuyến thuận tiện.
Đây là lần thứ 2 liên tiếp New Zealand đứng đầu bảng xếp hạng - Ảnh: Ridonz |
Xếp ngay sau New Zealand lần lượt là Singapore (84,57 điểm), Đan Mạch (84,06 điểm) và Hàn Quốc (83,92 điểm).
Hồng Kông bị tuột một bậc, xếp ở vị trí thứ 5 (83,44 điểm). Đặc khu này được điểm cao ở các tiêu chí về lập công ty, trả thuế, tiếp cận năng lượng điện và cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, trong các tiêu chí về giao thương xuyên biên giới, đăng ký tài sản và xử lý tình trạng mất khả năng thanh lý thì Hồng Kông bị đánh giá thấp, theo SCMP.
Mỹ tăng 2 bậc so với năm trước, từ vị trí thứ 8 lên thứ 6. Trung Quốc giữ nguyên vị trí thứ 78.
WB đánh giá Brunei, Thái Lan, Malawi, Kosovo, Ấn Độ, Uzbekistan, Zambia, Nigeria, Djibouti và El Salvador là những nền kinh tế có nhiều cải thiện nhất trong năm qua.
Cũng theo báo cáo, các khu vực đều đang thực hiện cải cách nhằm khiến việc làm ăn trở nên dễ dàng hơn, nhưng cải cách mạnh nhất chính là khu vực châu Âu - Trung Á. Có 79% nền kinh tế của khu vực này thực hiện ít nhất một cải cách kinh doanh.
Đứng cuối bảng xếp hạng là các nước Venezuela (hạng 188 với 30,87 điểm); Eritrea (hạng 189 với 22,87 điểm) và Somalia (hạng 190 với 19,98 điểm).
Việt Nam mong muốn IMF, WB tiếp tục ủng hộ và đồng hành trong chặng đường phát triển
Tại các buổi gặp và tiếp xúc với lãnh đạo của WB, IMF, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng mong muốn IMF và WB sẽ ... |
WB: Kiều hối chiếm 7% GDP Việt Nam
Kiều hối chiếm 7% GDP của Việt Nam, Myanmar là 5% GDP, Campuchia là 3% và nước đạt mức cao nhất là Philippine 10%. |
WB mời vay tiền làm cao tốc Bắc–Nam: Phải tỉnh táo vì...
"Đừng thấy được cho vay mà cứ vay. Cuối cùng chúng ta vẫn phải trả nợ, kèm theo khoản lãi lớn hàng tháng". |
Chuyên gia WB: Giữ thuế VAT thấp chỉ có lợi cho người giàu
Một hộ nghèo tiết kiệm 10.000 đồng do thuế VAT thấp thì hộ giàu tiết kiệm được 40.000 đồng, theo tính toán của WB. |
http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/viet-nam-duoc-wb-xep-hang-68-toan-cau-ve-noi-de-lam-an-nhat-75068.html
Ngày đăng: 12:17 | 03/11/2017
/ Một thế giới