Chống ngập lụt đô thị đang thực sự trở thành bài toán khó đối với nhiều nơi tại Việt Nam, nhất là TP.HCM.
Liệu có giải pháp nào có thể cải thiện tình trạng ngập lụt đô thị? Dưới đây là các phương án mà một số thành phố trên thế giới đã và đang áp dụng khá hiệu quả.
Mô hình thành phố “bọt biển”
Một trong những phương án mà Trung Quốc đang lên kế hoạch đối phó với tình trạng ngập lụt tại các khu đô thị đông dân cư là xây dựng thành phố “bọt biển”. Sáng kiến về thành phố “bọt biển” được đưa ra từ năm 2015 với hoạt động chính là cải tạo hệ thống ao hồ, hệ thống thoát nước cao cấp giúp hấp thụ lượng nước mưa thay vì đổ ra sông.
Mô hình thành phố bọt biển sẽ giúp giữ lại lượng nước để tái sử dụng ít nhất 70% nước mưa cho việc tưới vườn vào mùa khô, nước xả nhà vệ sinh và thậm chí làm sạch để thành nước uống.
Theo CNN, mô hình về thành phố bọt biển đang được thí điểm tại 30 thành phố của Trung Quốc.
Mái nhà xanh
Đây là phương án sử dụng thảm thực vật phủ xanh các mái nhà giúp hấp thụ lượng nước mưa, giảm nhẹ ngập lụt. Để áp dụng phương án này, các nhà thiết kế sẽ xây dựng phần mái nhà phù hợp để trồng các loại cây xanh nhằm nâng cao khả năng thấm nước và giữ nước.
Phương án giảm thiểu ngập lụt ở đô thị này hiện khá phổ biến ở châu Âu như Anh, Đức, Ý phần nào giúp loại bỏ ô nhiễm không khí và ô nhiễm khí ni – tơ từ nước mưa.
Tách nước mưa khỏi hệ thống nước thải
Để cải hiện công tác quản lý nước và bảo vệ hệ thống cống thoát nước khỏi bị hư hỏng, thành phố Vancouver, Canada đã tiến hành cải tạo hệ thống đường ống và hệ thống cống thoát nước ngầm bằng cách tách nước mưa khỏi hệ thống cống rãnh. Việc tách nước mưa tạo điều kiện cho nhà máy xử lý nước thải hoạt động tốt, không bị quá tải vào mùa mưa.
Lắp đặt hệ thống thấm nước bằng bể chứa ngầm
Giải pháp lắp đặt hệ thống thấm nước ở khu đô thị nhằm giảm ngập vào mùa mưa đã được áp dụng tại nhiều thành phố, khu đô thị ở Anh như hạt Staffordshire, thành phố Stoke-on-Trent, khu vực North West…
Hệ thống thấm nước này được thiết kế với các mô-đun xếp chồng lên nhau, có thể tạo thành các bể chứa dưới lòng đất để nước ngấm xuống một cách dễ dàng. Hệ thống này sẽ được lắp đặt tại các khu đô thị có nguy cơ ngập lụt cao trong quá trình xây dựng.
Làm sạch hệ thống cống
Phương án này có thể nhiều người cho là khó tin nhưng theo trang Wavin thì giữ sạch hệ thống cống rãnh sẽ góp phần giảm nguy cơ ngập ở thành phố. Lý do là bởi khi các đường ống không được làm sạch, chúng có thể bị tắc nghẽn do chất thải, mảnh vụn, lá cây, chưa kể việc đường ống bẩn sẽ dễ bị ăn mòn, rỉ trét. Thường xuyên vệ sinh sẽ giúp dòng nước thoát dễ dàng hơn, tránh bị tắc gây ngập ở đô thị.
Thiết kế vỉa hè thấm nước bằng thực vật
Sáng kiến về một khu đô thị xanh vừa có khả năng giảm thiểu ngập lụt ở đô thị đang được thực hiện ở một số thành phố châu Âu với mục tiêu thay thế bề mặt vỉa hè bê tông bằng bề mặt thấm nước như thảm cỏ và cây xanh. Điều này sẽ giúp nước mưa ngấm xuống lòng đất thay vì chảy tràn trên phố, gây ngập lụt. Phương án này được gọi là hệ thống thoát nước bền vững phần nào giúp thân thiện với môi trường.
TP.HCM chừng nào mới hết ngập, người dân mới hết lội nước? Hễ mưa là ngập và nhiều tuyến đường biến thành sông trong những ngày triều cường. Thậm chí, nhiều con đường không mưa cũng ngập. ... |
TP.HCM xin hủy dự án chống ngập hơn 400 triệu USD Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc TP.HCM không muốn tiếp tục thực hiện dự án “Quản ... |
Ngày đăng: 09:10 | 08/12/2017
/ Thanh niên