Một lần nọ, có chàng ký giả trẻ vì thấy mọi người cúng dường lão Hòa thượng Quảng Khâm rất nhiều tịnh tài, bèn động tâm xấu, đi lên núi uy hiếp tống tiền. Gặp lão Hòa thượng, anh ta liền nói: "Ngài đưa tiền đây nếu không thì ngòi bút của tôi lợi hại lắm đó.

Nếu ngài không đưa tiền ra thì tôi sẽ viết một bài báo về ngài, ngày mai báo đăng, bảo đảm toàn núi này không có ai đến, không có cả nửa con ruồi hoặc muỗi!". lão Hòa thượng nghe xong, chỉ an nhiên tự tại mà nói với anh ta: "Kính nhờ anh! Anh viết càng xấu càng tốt! Anh muốn viết thế nào cũng được, tôi không cần mọi người cung kính tôi. Nếu người ta cung kính tôi, xin tôi gia trì thì ngày nào tôi cũng phải trì chú Đại bi, gia trì nước chú Đại Bi; nếu người ta đều bảo tôi là xấu mà không cung kính thì tôi mới được yên tịnh mà niệm A Di Đà Phật".

Người ký giả ấy nghe xong thì rất ngạc nhiên, anh ta bảo đã đi cùng khắp Nam Bắc, chưa từng gặp ai như lão Hòa thượng! Quả là: "Sự đáo vô tâm giai khả lạc/Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao"(Chẳng bận lòng đối với các sự việc xảy đến thì được vui/Người đạt đến chỗ không mong cầu thì mới thực sự cao cả và đáng kính). (Theo Liên hoa hóa sanh)

Bài học đạo lý:

Người ta thường hay sợ thanh danh bị bôi nhọ, cũng chỉ vì vướng mắc vào cái vòng danh lợi lẩn quẩn. Cho nên, người có vấn đề mờ ám sẽ phải sợ bị phanh phui trên các phương tiện truyền thông, nhưng đưa tiền rồi mà đâu đã được yên, có khi lại cứ bị tống tiền tiếp tục. Anh chàng ký giả tống tiền kia dụng ý bẻ cong ngòi bút, dùng danh lợi làm một thứ bửu bối để uy hiếp người khác. Cứ tưởng ai cũng phải sợ, không ngờ Lão hòa thượng Quảng Khâm (1892-1986, Đài Loan) vốn xem danh lợi như là thứ rác rưởi phải bỏ đi. Ngài không bị cái hư vinh làm trở ngại, lòng tin vào Phật tánh của Lão hòa thượng mạnh mẽ to lớn vô cùng! Ngài biết rằng, các tướng trạng của thế gian đều hư ảo như huyễn mộng. Cho nên, tâm ngài bất động trước mọi biến động của cuộc đời.

Thực ra, mình tốt hay không tốt không phải chờ người khác đánh giá hay phê bình mà nên. Người xưa nói: "Hữu xạ tự nhiên hương", tiếng lành ắt sẽ đồn xa. Nếu quả thực mình không tốt thì dù trên báo đăng rất tốt cũng không ích gì! Nếu chính mình không làm việc xấu, thì dù bị quy chụp thế nào đi nữa cũng không vì thế mà xấu đi hay sợ hãi. Bởi lẽ cuộc đời này ngoài bất công vẫn còn có chân lý và lẽ công bằng.

Phần đông người ta thường hay bị dính mắc, bận lòng đến những lời phê bình của người khác, không dám buông bỏ, vì sợ rằng buông bỏ sẽ mất mát, sẽ không còn gì. Nhưng đối với Lão hòa thượng thì sự việc tống tiền của anh nhà báo đe dọa bôi bẩn danh dự ngài không có gì đáng lo sợ, bởi ngài đã quá thấu hiểu bài học: Sự đáo vô tâm giai khả lạc/ Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao.

Tự che bằng dù của mình

Có một thanh niên đứng tránh mưa dưới mái hiên, nhìn thấy một vị sư đang cầm dù đi qua, bèn gọi: - Thiền sư! Cứu ...

Cái chậu nứt

Xưa, có người dùng hai cái chậu lớn để gánh nước. Theo thời gian, một trong hai cái chậu bị nứt, vì vậy khi gánh ...

http://giacngo.vn/phathoc/2010/10/21/5BF618/

Ngày đăng: 11:00 | 17/10/2017

/ Giác Ngộ Online