Cách hành xử của Trung Quốc đang gây nhiều bất bình trên thế giới, và nước này đang là mục tiêu nhắm đến của các tổ chức khủng bố toàn cầu.

Vào tuần cuối cùng của tháng 8, chính quyền Indonesia phát hiện ra âm mưu khủng bố của Jemaah Islamiah, một đồng minh của al-Qaeda, nhằm tấn công các tài sản nơi sinh sống của người Indonesia gốc Hoa.

Cuộc tấn công có chủ đích gần đây ở Indonesia thể hiện một xu hướng lớn hơn, trong đó Trung Quốc cũng có thể trở thành “kẻ thù truyền kiếp” đối với các nhóm thánh chiến. Điều này cũng tương tự như trường hợp của Mỹ - các phần tử thánh chiến coi Mỹ là "kẻ thù truyền kiếp" kể từ những năm 1990 sau khi nước này thiết lập các căn cứ quân sự ở Ả-rập Xê-út.

Kẻ thù “xa” và “gần”

Khái niệm kẻ thù “xa” và “gần” được đặt ra bởi nhà tư tưởng Ai Cập Mohammed al Faraj, khi cho rằng các nhóm thánh chiến nên tập trung vào các chế độ đàn áp ở chính quốc gia của họ, chủ yếu là ở Trung Đông, thay vì tấn công Mỹ.

Ông xếp Mỹ là “kẻ thù truyền kiếp” vì can thiệp vào các chính sách đối nội ở Trung Đông và trên toàn thế giới Hồi giáo, khai thác tài nguyên và tạo ra xung đột, chẳng hạn như ở Iraq và Afghanistan.

Vì sao Trung Quốc trở thành mục tiêu mới của quân khủng bố? - 1
Trung Quốc đang trở thành mục tiêu thù hận của các chiến binh thánh chiến. (Ảnh: SCMP)

Trong khi hầu hết các nhóm thánh chiến trong những năm 1990 tập trung vào kẻ thù địa phương. Gamma al Islamiya - nhóm thánh chiến Hồi giáo Ai Cập, đã phá vỡ truyền thống này khi tấn công Trung tâm Thương mại thế giới ở New York vào năm 1993.

Al-Qaeda cũng bắt đầu tấn công các mục tiêu của Mỹ. Bước ngoặt được cho là việc Mỹ đặt các căn cứ quân sự ở Ả-rập Xê-út, nơi thủ lĩnh IS Osama bin Laden coi là sự thống trị của người Hồi giáo.

Trong nhiều thập kỷ, tổ chức khủng bố al-Qaeda đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ và các khu vực Tây Âu. Từ vụ tấn công ngày 11/9 ở Mỹ và vụ đánh bom ngày 7/7 ở London cho đến các vụ đánh bom ở Tây Ban Nha.

Trong khi đó, từ giữa những năm 2010, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tiến hành các cuộc tấn công khác trên khắp châu Âu như ở Nice, Brussels và Paris.

Nhóm thánh chiến nổi giận với Trung Quốc

Mục tiêu của các tổ chức khủng bố giờ đây dường như có xu hướng dịch chuyển từ các nước phương Tây sang Trung Quốc. Điều này được lý giải bởi nhiều lý do. Trong đó một số người cho rằng, giống như Mỹ vào giữa thế kỷ 20, Trung Quốc hiện trở thành một quốc gia hùng mạnh, can dự vào các quốc gia khác.

Mặc dù Trung Quốc không sử dụng sức mạnh giống Mỹ để lật đổ chính phủ cầm quyền tại các nước, song Bắc Kinh bị cáo buộc tham gia vào "ngoại giao bẫy nợ" ở các quốc gia như Sri Lanka và Pakistan. Tại các quốc gia này, Trung Quốc kiểm soát các cảng quan trọng như Hambantota và Gwadar, thông qua sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường”, gây ra bất bình.

Các chiến binh thánh chiến gọi sáng kiến này của Trung Quốc là “thiết kế đế quốc”.

Thực hiện tham vọng của mình, Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng các căn cứ quân sự của nước này ở nhiều nơi trên thế giới. Bắc Kinh bắt đầu xây dựng các căn cứ trên khắp Trung Đông và Bắc Phi. Trong đó Bắc Kinh đã xây dựng căn cứ ở Djibouti vào năm ngoái. Sự hiện diện của Trung Quốc tại các quốc gia Ả-rập có thể khiến các nhóm thánh chiến nổi giận.

Việc Trung Quốc mạnh tay với tộc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã dấy lên nhiều tuyên chiến từ các nhóm IS và al-Qaeda. Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, một nhánh của al-Qaeda, đã tập hợp lực lượng, tuyên lựa các chiến binh đến từ Tân Cương. Trong khi đó, IS chiêu mộ nhiều chiến binh người Duy Ngô Nhĩ.

Thái độ chống Trung Quốc xuất phát từ các vấn đề ở Tân Cương có thể lan rộng đến những người Hồi giáo trên toàn thế giới. Các tổ chức khủng bố cũng có thể lợi dụng điều này để tuyển mộ thêm người vào tổ chức.

Đặc biệt, những thuyết âm mưu liên quan đến nguồn gốc COVID-19 được Trung Quốc tạo ra để chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được xem là cái cớ, đổ thêm dầu vào lửa, làm bùng phát ngọn lửa chống Trung Quốc mạnh mẽ hơn.

Vì sao Trung Quốc trở thành mục tiêu mới của quân khủng bố? - 2
Cách hành xử của Trung Quốc khiến các nhóm thánh chiến nổi giận. (Ảnh: SCMP)

Bên cạnh đó, tâm lý chống Trung Quốc ở Pakistan gần đây đã làm dấy lên các cuộc tấn công khủng bố của các nhóm như Quân giải phóng Balochistan vào tháng 5 năm ngoái. Nhiều nhóm đã hợp lực nhằm vào các khoản đầu tư của Trung Quốc ở Pakistan.

Phần lớn sự phẫn nộ xuất phát từ thái độ các nhà thầu Trung Quốc coi thường văn hóa Pakistan. Người dân ở đây cũng cho rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc đang ăn bớt việc làm tại địa phương, vì sự xuất hiện của công nhân xây dựng Trung Quốc. Điều này cũng đã được ghi nhận ở Indonesia và Malaysia, nơi Trung Quốc có các khoản đầu tư mạnh mẽ.

Hiện vị thế của Mỹ trên toàn thế giới đã bị suy giảm nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, các nhóm thánh chiến cần tìm một quốc gia thay thế Mỹ, nhằm biện minh cho những tổn hại mà các nhóm này phải nhận. Và Bắc Kinh được cho là kẻ đóng thế Washington tại thời điểm này.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là Mỹ, và việc thay thế nước này cho nước kia sẽ không mang lại kết quả tương tự. Các nhóm thánh chiến cũng sẽ không chống Trung Quốc theo cách đã từng thực hiện đối với Mỹ.

Thực tế, Trung Quốc là một quốc gia có sự quản lý, giám sát nhà nước chặt chẽ, không có nền văn hóa đại chúng mạnh như Mỹ và không tham gia trực tiếp vào các cuộc chiến tranh ở những vùng đất có đa số người Hồi giáo làm việc.

Tuy nhiên, sức mạnh đang lên của Trung Quốc có nghĩa là nước này phải cạnh tranh với cả các chủ thể nhà nước, lẫn chủ thể phi nhà nước.

Thượng đỉnh EU- Trung Quốc lại kết thúc trong bất đồng Thượng đỉnh EU- Trung Quốc lại kết thúc trong bất đồng
Lầu Năm Góc công bố báo cáo mới về sức mạnh quân sự của Trung Quốc Lầu Năm Góc công bố báo cáo mới về sức mạnh quân sự của Trung Quốc
Nông dân Trung Quốc được thế chấp lợn để vay ngân hàng Nông dân Trung Quốc được thế chấp lợn để vay ngân hàng
Chỉ vài ngành sản xuất của Mỹ định rời Trung Quốc Chỉ vài ngành sản xuất của Mỹ định rời Trung Quốc

Ngày đăng: 08:11 | 15/09/2020

/ vtc.vn