Không giống như Quan Vũ, Trương Phi được Lưu Bị tín nhiệm giao lãnh đạo thiên binh vạn mã, tại sao Triệu Vân không tìm hướng đi khác cho mình?
Không được Lưu Bị trọng dụng
Việc Triệu Vân không được trọng dụng, trong “Tam Quốc chí” có ghi chép, theo đó, Trần Thọ đã liệt “Quan, Trương, Mã, Hoàng, Triệu” cùng với nhau.
Thế nhưng nhà Thục Hán khi đó, ngoài Triệu Vân, 4 danh tướng khác đều được hưởng rất nhiều quyền lợi trong khi quyền lợi của Triệu Vân thậm chí so với một viên tướng khác là Ngụy Diên cũng vẫn còn thua xa.
Vì thế cho nên, Trần Thọ đã dành một tình cảm tiếc nuối dành cho vị tướng tài họ Triệu. Ông cho rằng năng lực của Triệu Vân không thua gì “Quan, Trương, Mã, Hoàng”.
Đó là lý do ông quyết định liệt họ Triệu vào nhóm “ngũ hổ tướng”, nhằm thể hiện quan điểm riêng của cá nhân mình.
Vậy, suy cho cùng thì năng lực của Triệu Vân lợi hại đến đâu? Đầu tiên cần phải nhắc đến một vấn đề, đó là sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng có trọng dụng Triệu Vân hay chỉ là muốn bảo vệ danh tướng này mà thôi?
Chân dung Triệu Vân.
Một luồng quan điểm chỉ ra rằng, Gia Cát Lượng muốn bảo vệ Triệu Vân vì sau khi ngũ hổ tướng lần lượt qua đời, chỉ có họ Triệu dũng mãnh còn tồn tại.
Khổng Minh không khỏi thương xót vì suy cho cùng, danh tướng này là dũng khí của nước Thục, chỉ cần Triệu Tử Long còn, Đông Ngô và Ngụy quốc đều sẽ không giám làm gì nhà Thục.
Thực ra mỗi lần Triệu Vân dấy binh đánh ở dâu, chủ lực của nước Ngụy cũng đều bị làm cho khuynh đảo.
Vì lẽ đó nên một khi danh tướng này chết, lòng quân và lòng dân nước Thục sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, Gia Cát Lượng không thể không lo bảo vệ “biểu tượng dũng khí” của quốc gia.
Một luồng quan điểm khác từ những người ủng hộ thuyết âm mưu thì cho rằng, Triệu Vân là người được Lưu Bị giữ lại bảo vệ Lưu Thiền hoặc được bố trí để không chế Gia Cát Lượng.
Lý do giải thích cho quan điểm này là vì Lưu Bị biết rõ sự trung thành của viên tướng này. Ông ta giao đất nước cho Khổng Minh nhưng lại giao con cho Triệu Vân. Ý đồ này của Lưu Bị, ngẫm lại sẽ thấy chẳng phải lẽ tự nhiên.
Bất luận thế nào, những quan điểm trên đều nói lên sự lợi hại của Triệu Vân. Thế nhưng, thường thì những người có năng lực qua thời gian sẽ được phát hiện và trọng dụng, còn với Triệu Vân thì khác.
Nguyên nhân tại sao, bản thân ông ta khó có thể giải thích được.
Trong tình huống này, một luồng ý kiến cho rằng, Triệu Vân không được trọng dụng vì không thuộc phe phái nào.
Ngay từ đầu, thế lực của Lưu Bị chưa hề mạnh nên chỉ cần có người đến đầu quân, đều nhận được sự coi trọng của chúa công. Nhưng khi thế lực của ông ta mạnh lên, vấn đề đảng phái, môn đệ bắt đầu xuất hiện.
Nội bộ thế lực của Lưu Bị phân làm 2 phe phái chính, phe Thục do Pháp Chính cầm đầu ngày càng bộc lộ xu hướng cạnh tranh quyền lực với phe Hình Châu do Gia Cát Lượng thống lĩnh.
Người không thuộc phe phái nào như Triệu Vân ở giữa, hẳn sẽ không tìm được cách bứt phá cho riêng mình.
Nguyên nhân tiếp theo là cách dùng người của Lưu Bị. Danh tướng này đã làm công tác hộ vệ cho người đứng đầu nước Thục trong một thời gian hơn 10 năm nhưng mãi chỉ được coi là một hộ vệ tốt mà thôi.
Theo quan điểm của Lưu Bị, Triệu Vân thiếu năng lực độc lập, dù được trọng dụng nhưng cái gọi là trọng dụng ở đây được giới hạn ở một mức độ nhất định khiến họ Triệu cả đời chẳng thể “phất lên”.
Hình ảnh Triệu Vân một mình một ngựa cùng A Đẩu thoát vòng vây quân Ngụy trên phim.
Đã như vậy, tại sao Triệu Vân không đầu quân cho Tào Tháo?
Tào Tháo trong lịch sử Tam Quốc mặc dù là một kiêu hùng nhưng xét về các phương diện, đây là một nhân vật đáng nể, đặc biệt là trong lĩnh vực nhìn người và dùng người.
Chỉ cần là người có năng lực, dưới trướng của Tào Tháo sẽ có cơ hội phất lên. Nói như vậy có nghĩa là, Triệu Vân sẽ có nhiều cơ hội lớn khi đầu quân cho Ngụy vương.
Khi Lưu Bị và Tào Tháo đánh nhau, Lưu Bị bỏ lại cả gia đình cho Triệu Vân để trốn chạy. Trong tình huống nguy cấp, danh tướng này vẫn ôm chặt A Đẩu chiến đấu tìm đường thoát khỏi vòng vây của đối phương.
Đứng ở một bên quan sát Triệu Tử Long đơn độc chiến đấu, Tào Tháo biết đây là một người tài, lệnh cho quân sĩ chỉ được bắt sống không được giết.
Cũng nhờ quân lệnh này mà Triệu Tử Long hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ con trai chủ tướng. Tuy nhiên, cũng không thể đánh giá thấp năng lực của vị tướng tài trong sự kiện này.
Tính cách và tài năng của Triệu Vân cho thấy, ông là một võ tướng không có bất cứ nhược điểm nào. Liệu Tử Long có được Tào Tháo quý mến, yêu thích hay không là một chuyện nhưng tín nhiệm là điều có thể khẳng định.
Một ví dụ đơn giản để chứng mình điều này, chính là trường hợp của Quách Gia. Mưu sĩ này đã quyết định chọn Tào Tháo thay vì ở lại với Viên Thiệu và lựa chọn này đã không sai lầm.
Vậy thì tại sao Triệu Vân không làm như họ Quách? Có lẽ bởi ông là một nho tướng. Triệu Tử Long mang trong mình tư tưởng trung quân và tư tưởng đó đã ăn sâu vào máu thịt, một lòng phục vụ nhà Thục Hán.
Còn Tào Tháo, có lẽ trong mắt Triệu Vân ông ta chỉ là một gian thần nên dù cả đời không được trọng dụng, Triệu Vân vẫn nhất quyết không theo.
Vì sao Tào Tháo phải chịu tiếng oan là kẻ gian thần suốt 2000 năm?
Không ai mới sinh ra đã là anh hùng, và đương nhiên lại càng không thể là gian hùng ngay được. Dù là gian hùng ... |
Tào Tháo: Nghiệp lớn không thành chỉ do… háo sắc?
Người xưa có câu “Anh hùng nan quá mỹ nhân quan” (Người anh hùng khó qua được cửa ải mỹ nhân). Đàn ông háo sắc ... |
Tào Tháo: "Cả đời gian trá, khi chết mới lộ chân tướng"?
Trên thực tế, thiên hạ đều xử sự làm ra vẻ chính nhân quân tử, chỉ Tào Tháo dám nghĩ sao nói vậy, dù có ... |
Ngày đăng: 20:00 | 23/11/2018
/ http://danviet.vn