Tôi nghĩ rằng quốc gia này đã có chiến lược đúng đắn, ít nhất là cho chính đất nước họ, khi nhìn nhận từ quan điểm “làm phẳng đường cong” số người lây nhiễm Covid-19.
Vài ngày trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ngợi khen Thụy Điển là "một hình mẫu tương lai" trong giai đoạn tiếp theo để chống dịch Covid-19, bởi nước này đã tin tưởng người dân sẽ tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội. Tuy nhiên, trước đó không lâu, cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của Thụy Điển đã phải hứng vô số lời chỉ trích của dư luận, nào là ”thí nghiệm xã hội chết người” hay “trò chơi roulette kiểu Nga”…
LTS:
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Phạm Vũ Thiều Quang, 18 tuổi, từ Hà Lan về câu chuyện làm phẳng đường cong dịch bệnh của Thụy Điển, trên cơ sở tham khảo thêm các nguồn tin Politico, National Review và Wall Street Journal. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.Làm phẳng đường cong dịch bệnh
“Làm phẳng đường cong” được hiểu là việc hạ thấp tỷ lệ lây nhiễm virus theo thời gian để ngăn tình trạng quá tải của các hệ thống y tế. Như vậy, việc thực hiện các biện pháp cách ly ở các quốc gia phương Tây chính là nhằm ngăn chặn số bệnh nhân tăng đột biến, vượt quá năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt là khi số lượng các phòng điều trị tích cực (ICU) có hạn. Điều này đã xảy ra ở Italia, Tây Ban Nha… Các nước này đều đã áp đặt những biện pháp cách li nghiêm ngặt. Trái ngược với tình trạng trên, hơn một phần ba số phòng điều trị tích cực ở Thụy Điển vẫn trống, dù tỷ lệ phòng điều trị tích cực trên đầu người ở Thụy Điển thấp thứ hai ở châu Âu. Tỷ lệ bệnh nhân đưa vào ICU của Thụy Điển cũng đã giảm liên tục kể từ đầu tháng Tư.
|
Chúng ta nên hiểu, làm phẳng đường cong không có nghĩa làm giảm số lượng ca nhiễm và số ca tử vong, mà đơn giản chỉ là làm cho lây lan trong một khoảng thời gian dài hơn, cuối cùng tạo ra một đường cong “phẳng hơn”, trong đó tỷ lệ lây nhiễm không thay đổi. Những gì chúng ta đang thấy ở Thụy Điển hôm nay là một chiến lược pha trộn giữa hai đường cong được trình bày trong biểu đồ trên, thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như hạn chế các cuộc tụ họp xã hội trên 50 người và dừng thăm viếng viện dưỡng lão nhưng vẫn mở cửa kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu và không cách ly nghiêm ngặt. Dù vậy, hệ thống y tế không hề quá tải.
Quan sát biểu đồ trên, chúng ta sẽ có thể dự đoán được tỉ lệ tử vong của Thụy Điển và của các nước láng giềng Bắc Âu rồi cuối cùng sẽ gặp nhau tại một điểm tỷ lệ với dân số tương ứng của mỗi quốc gia. Chúng ta cần lưu ý, Thụy Điển đã ngừng việc xét nghiệm hàng loạt kể từ giữa tháng 3 và nhiều người tin là khoảng 25-50% dân số nước này đã nhiễm virus, tỷ lệ tử vong trên số ca nhiễm thực tế của Thụy Điển có thể thấp hơn đáng kể so với con số chính thức.
Chiến lược "độc đáo" của Thụy Điển
Thụy Điển hiện có thể có số người chết nhiều hơn 6 lần so với các nước láng giềng Bắc Âu, nhưng vào thời điểm có vắc-xin, số lượng người có khả năng miễn dịch với virus của nước này sẽ nhiều gấp ít nhất 6 lần. Về cơ bản, Thụy Điển sẽ đạt được “miễn dịch cộng đồng”, lúc đó có ít nhất 60% dân số miễn dịch với virus.
Mặc dù lý thuyết miễn dịch virus Covid-19 vẫn chưa được chứng minh đầy đủ, nhưng đây vẫn là một mô hình ngăn ngừa bệnh dịch tương đối đáng tin cậy. Một nghiên cứu về kháng thể được tiến hành tại hạt Santa Clara ở California, Mỹ bởi trường đại học Stanford vào giữa tháng 4 cho thấy virus này có tỷ lệ lây lan gấp 50 đến 85 lần so với các số liệu chính thức. Điều đó cho thấy số ca nhiễm và phục hồi nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ, ám chỉ khả năng miễn dịch cộng đồng là có khả năng.
Từ đây, Thụy Điển sẽ không phải đối phó với hai vấn đề quan trọng mà hầu hết các quốc gia vẫn chưa chuẩn bị. Đó là đưa nhóm dân số dễ bị tổn thương hòa nhập lại xã hội thời kỳ hậu Covid-19, đảm bảo không có nguy cơ phơi nhiễm với virus và khả năng virus bùng phát trở lại. Điều này là do chiến lược của Thụy Điển đã xoay quanh việc xây dựng một lá chắn mà các cá nhân đã phát triển kháng thể chống virus Covid-19. Một mặt là có thể tăng khả năng bảo vệ những người dễ bị tổn thương hơn là những biện pháp cách li nghiêm ngặt mà các quốc gia khác đang áp dụng. Mặt khác có thể ngăn chặn dịch bệnh thứ hai xảy ra. Điều này sẽ cho phép quay trở lại một xã hội tiền Covid-19 một cách nhanh chóng hơn.
Thống kê tử vong
Với dân số khoảng mười triệu người, việc Thụy Điển có tỷ lệ tử vong cao tính trên đầu người là điểm để người ta chỉ trích chiến lược của nước này. Tỷ lệ tử vong trên số ca nhiễm gần như ngang bằng với Bỉ và Hà Lan (hai nước có dân số đông hơn nhiều). Tỷ lệ 26,31 ca tử vong trên 100.000 người cũng thuộc hàng cao nhất thế giới.
|
|
Biển hiệu bên ngoài một quán bar ở Stockholm hôm 26/3: "Chúng tôi vẫn mở cửa". Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên, nhìn lại lý thuyết “làm phẳng đường cong”, người ta có thể lập luận rằng Thụy Điển đơn giản đạt được tỷ lệ này nhanh hơn các quốc gia khác bằng cách làm phẳng ít hơn đồ thị số người chết do bệnh dịch của nước mình. Điều này không hàm ý rằng mọi người ở nơi khác “dù thế nào cũng chết”, mà thay vào đó, Thụy Điển có thể ngăn chặn ít ca tử vong vì Covid-19 hơn nhiều trong tương lai, thông qua lá chắn dân số được đề cập trước đó. Số ca tử vong ở Thụy Điển cũng vượt ra ngoài phạm vi bệnh viện, gộp tất cả các ca tử vong do Covid-19, bao gồm số ca tử vong ở viện dưỡng lão.
Cũng nên hiểu rằng, hơn một nửa số ca nhiễm, cũng như phần lớn các ca tử vong ở Thụy Điển xảy ra ở khu vực Stockholm, nơi có mật độ dân số tương tự như Madrid và Barcelona (Tây BanNha) với khoảng 4.500 người/km2, và cao hơn của Milan, Rome (Italia) hoặc Paris (Pháp). Các thành phố này rõ ràng lớn hơn Stockholm, với hơn 2 triệu dân, và cả năm thành phố này đều có tỷ lệ tử vong trên 100.000 dân cao hơn. Tuy nhiên, Stockholm là thành phố duy nhất trong đó không áp dụng bất kỳ biện pháp cách li nào. Theo đó, không nên quy trách nhiệm giết chết công dân của mình cho Thụy Điển, trong khi xã hội ít biện pháp hạn chế của nước này vẫn tiếp tục tiến triển tốt hơn, hoặc tương tự như các quốc gia đang áp đặt biện pháp cách li.
Những chỉ trích không tránh khỏi
Thụy Điển đã phải trả giá cho chiến lược của mình? Đúng. Không có gì đáng ngạc nhiên với con số hơn 90% ca tử vong ở Thụy Điển là những người trên 70 tuổi. Điều bi thương hơn là một phần ba số ca tử vong ở Thụy Điển là từ các trung tâm dưỡng lão, rất có thể là do sự không quy củ trong thực hiện quy định vệ sinh trong công tác điều dưỡng. Một số lượng tử vong vì Covid-19 cao không cân xứng cũng đến từ người nhập cư tới nước này, phần lớn cư trú tại các khu dân cư thu nhập thấp ở ngoại ô Stockholm.
Nếu Thụy Điển tiếp tục với cách tiếp cận laissez-faire (không can thiệp), thì sẽ có hai vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết, gồm đảm bảo an toàn cho người cao tuổi và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư thu nhập thấp có thể tiếp cận tốt hơn với hệ thống y tế của nước này. Đây cũng là những vấn đề lớn mà hầu hết các quốc gia phương Tây đang và sẽ đối mặt. Và như vậy, đây cũng sẽ là đầu mối để đối phó với đại dịch này.
Lợi thế của người Thụy Điển
Tôi đã có hơn hai năm để quan sát cách sống của người Thụy Điển, và thấy nó tương tự như “giãn cách xã hội từ khi sinh ra”. Những hoạt động giao tiếp bao gồm cả những hành động thân mật nói chung được giữ ở mức tối thiểu, đặc biệt là khi so sánh với các nước láng giềng phía nam. Một nửa dân số là các hộ gia đình độc thân, làm việc tại nhà là một phương pháp kiếm tiền rất phổ biến và Thụy Điển có xu hướng được coi là một trong những xã hội cá nhân chủ nghĩa nhất thế giới. Trong một đại dịch như hiện giờ, điều này chắc chắn đã mang lại những lợi thế cho người Thụy Điển.
Người Thụy Điển đa phần tin tưởng lẫn nhau, cũng như tin tưởng vào các quyết định từ các cơ quan công quyền của họ, từ đó tạo nên một xã hội được xây dựng dựa trên niềm tin. Điều này thể hiện rõ khi cách tiếp cận của Thụy Điển đối với đại dịch này đã được hơn 80% dân số chấp thuận.
Việc cho phép người Thụy Điển tự quyết định cách điều chỉnh cuộc sống của họ theo đại dịch, đã góp phần tạo nên tâm lý bình thường ở Thụy Điển, điều mà chúng ta ít thấy ở những nơi khác trên thế giới vào lúc này. Đây không chỉ là cách tiếp cận bền vững hơn trong việc đối phó với Covid-19, mà còn có thể coi như một \'hình mẫu\' cho những nơi khác khi kết thúc cách li.
Thiều Quang (từ Hà Lan)
Tiến sỹ Mike Ryan, quan chức chương trình khẩn cấp của WHO, cho rằng Thụy Điển đại diện cho một hình mẫu "nếu như chúng ta muốn trở lại xã hội không có phong tỏa". Theo ông, Thụy Điển mang tới những bài học kinh nghiệm về việc chủ yếu dựa vào sự tự điều chỉnh của người dân. Ông Mike Ryan nhận định, thật sai lầm khi tin rằng Thụy Điển "chỉ để lây nhiễm lây lan". Theo ông, sự khác biệt lớn nhất giữa Thụy Điển và hầu hết các quốc gia khác là Thụy Điển khuyến khích sự tham gia tự nguyện của người dân trong khi chính quyền tập trung các nguồn lực vào những nơi có nguy cơ. Theo số liệu thống kê trên trang Worldometers, tính đến chiều ngày 6/5, Thụy Điển đã có 23.216 người nhiễm Covid-19, trong đó bao gồm 2.854 người đã tử vong và 4.074 người đã hồi phục sau điều trị. |
Chính phủ Đức tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội |
Tây Ban Nha gia hạn tình trạng khẩn cấp chống Covid-19 đến 24/5 |
EU cảnh báo Covid-19 đe doạ tương lai khu vực đồng tiền chung châu Âu |
Ngày đăng: 08:35 | 07/05/2020
/ vietnamnet.vn