Theo đại diện các hãng taxi truyền thống, hiện nay Grab, Uber dùng nhiều chiêu như khuyến mại giảm giá sốc, số lượng xe hoạt động tăng mạnh và không bị cấm đường như taxi truyền thống…

vi sao taxi truyen thong phan doi grab uber Nếu không thay đổi để cạnh tranh, là chết!
vi sao taxi truyen thong phan doi grab uber Luật sư Trần Minh Hùng: \'Taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ là sai luật\'

Thời gian qua, người đi đường tại các thành phố như Hà Nội và TP.HCM thường xuyên bắt gặp hình ảnh xe taxi của một số hãng lớn dán giấy decan rất bắt mắt với dòng chữ có nội dung: “Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh” hoặc "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam" hay "50.000 xe thí điểm theo QĐ 24 của Bộ GTVT có doanh thu 18.000 tỷ nhưng chỉ nộp thuế 15.8 tỷ. Vậy ngân sách thất thu ở đâu?"

vi sao taxi truyen thong phan doi grab uber

Hàng loạt xe taxi truyền thống dán băng rôn, biểu ngữ phản đối Grab và Uber

Trước sự chú ý và phản ứng của dư luận xã hội, ngày 9.10, ông Tạ Long Hỷ - Phó tổng giám đốc thường trực Vinasun cho biết, hãng đã yêu cầu các tổ, đội quản lý taxi yêu cầu các tài xế tháo gỡ. Riêng với các xe taxi đang đưa khách đi các tỉnh, ông Hỷ cho biết muộn nhất là đến 7h ngày 11.10 buộc tháo gỡ các khẩu hiệu.

Ông Hỷ cho rằng, các tài xế bắt đầu dán các khẩu hiệu trên vào tối 7.10. Việc dán các khẩu hiệu trên không xuất phát từ công ty mà là từ các tài xế. Nội dung các khẩu hiệu này cũng bình thường, không có gì sai phạm.

Tại Hà Nội, các tài xế taxi cũng bắt đầu tháo gỡ các khẩu hiệu. Anh N.Q.T – tài xế taxi Vina cho hay, lúc đầu vì muốn biểu thị ý kiến của mình đến cơ quan chức năng, mong có giải pháp hợp lý trong hoạt động chung của taxi nhưng nhận thấy những khẩu hiệu này đang phản tác dụng nên gỡ càng sớm càng tốt vì mang tiếng xấu cạnh tranh không lành mạnh và ảnh hưởng đến thu nhập.

Theo đại diện các hãng taxi truyền thống, hiện nay có nhiều bất bình đẳng trong quản lý giữa taxi truyền thống và Grab, Uber, không chỉ ở các chiêu khuyến mại giảm giá sốc, mà còn ở quy định logo, số lượng xe hoạt động, cấm đường đang được áp chặt với taxi truyền thống.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc taxi Thành Lợi Group cho biết, ông không phản đối Grab và Uber, nhưng số lượng xe loại hình này phát triển quá nhanh, chỉ qua 18 tháng đã có đến hơn 50.000 xe Grab và Uber tạo ra cảnh hỗn loạn và đẩy nhiều hãng taxi truyền thống đến nguy cơ phá sản.

Ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết, thống kê từ Hiệp hội taxi Hà Nội, chỉ trong 18 tháng áp dụng thí điểm, số lượng xe hoạt động kiểu Uber, Grab trên toàn quốc đã lên tới hơn 50.000 chiếc, riêng tại Hà Nội xe dưới 9 chỗ là hơn 25.000 chiếc. Việc này đã phá vỡ quy hoạch, gây ùn tắc giao thông và quá tải trầm trọng.

Bên cạnh đó, việc cấm taxi truyền thống đi vào một số tuyến đường dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh trong khi các loại hình đặt xe qua mạng như Uber, Grab lại không.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tuyển - Trưởng Phòng quản lý Vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, trước khi có Grab, Uber, Hà Nội cấp phù hiệu cho 19.256 xe taxi.

Trả lời câu hỏi, vì sao taxi truyền thống bị cấm trên một số tuyến phố, còn Uber, Grab thì không ông Tuyển cho rằng, trước đây, khi đưa ra dự thảo quản lý xe taxi Hà Nội cũng muốn đưa xe công nghệ Grab, Uber vào quản lý, nhưng hiện đang gặp khó, bởi Grab, Uber vẫn chỉ đang được thí điểm.

Bên cạnh đó, những văn bản quy phạm pháp luật liên quan cũng chưa có để quản chặt hơn loại hình kinh doanh này. “Chúng tôi đang chờ các cơ quan chức năng đưa hình thức kinh doanh này vào các nghị định, thông tư liên quan, lúc đó mới ban hành quy chế quản lý loại hình kinh doanh phù hợp” – ông Tuyển nói.

Chia sẻ với PV, ông Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, tài xế taxi truyền thống có quyền bày tỏ nguyện vọng với cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên, việc biểu thị ý kiến phải tuân thủ pháp luật, cũng như các quy định trong hoạt động chung của ngành GTVT.

“Tôi không đồng tình việc tài xế taxi truyền thống sử dụng băng rôn để biểu thị ý kiến đến giới chức trách, để có giải pháp hợp lý trong hoạt động chung của taxi. Quyết định 24 của Bộ GTVT là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, một quyết định mang tính chất văn bản pháp luật, do đó nên tìm cách khác để giải quyết mâu thuẫn, tạo sự đồng thuận xã hội” – ông Liên nói.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam (VLCAC), cho rằng các doanh nghiệp taxi không nên có hành vi dán khẩu hiệu phản ứng như vậy.

“Việc làm này có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. Đây như một hình thức nói xấu, xúc phạm người khác, Uber, Grab hoàn toàn có thể khởi kiện lại” - luật sư Hậu nhấn mạnh.

Theo luật sư Hậu, Quyết định 24 của Bộ GTVT thí điểm đề án sử dụng công nghệ trong đặt xe với hợp đồng điện tử là một văn bản quy phạm pháp luật. Việc thí điểm sẽ thấy được điểm tốt và không tốt, sau đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới bổ sung ban hành, trên cơ sở xem xét đánh giá kết quả thí điểm.

Luật sư Hậu cho rằng, việc làm của các doanh nghiệp taxi đi ngược lại xu thế của thị trường, xã hội, làm xấu hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp.

Được biết, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và đang triển khai xem xét, báo cáo. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

http://danviet.vn/kinh-te/vi-sao-taxi-truyen-thong-phan-doi-grab-uber-812007.html

Ngày đăng: 10:27 | 10/10/2017

/ Dân Việt