Hôm 2/2, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã giải thích lý do vì sao ông Biden chưa điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Tại cuộc họp báo hôm 2/2, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: “Mỹ sẽ làm việc với các đối tác, đồng minh và xác định thời điểm thích hợp để có cuộc điện đàm. Cách tiếp cận của chúng tôi đối với Trung Quốc mang tính chiến lược. Chúng tôi đang làm việc để đảm bảo có cách tiếp cận ở một vị thế mạnh đối với Bắc Kinh, trong đó có sự tham gia của các đồng minh, đối tác. Chính quyền Biden đã thực hiện rất nhiều cuộc điện đàm và sẽ có thêm các cuộc điện đàm như vậy”.
Bên cạnh đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng cũng cho hay: “Tất nhiên, mối quan hệ với Trung Quốc sẽ có nhiều tầng lớp, trong đó Mỹ phải tìm cách đối phó trong các vấn đề như khí hậu, kinh tế, an ninh…”.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki. (Ảnh: Reuters) |
Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi về việc tại sao Thủ tướng Israel không nằm trong số những người có cuộc điện đàm với ông Joe Biden, bà Jen Psaki cho rằng: “Mỹ có mối quan hệ lâu dài và bền chặt với Israel. Hai nước có mối quan hệ an ninh quan trọng, tôi tin rằng lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận về điều đó và một loạt vấn đề khi họ nói chuyện”.
Ngay sau khi nhậm chức, trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, ông Joe Biden thực hiện loạt các cuộc điện đàm với lãnh đạo của Canada, Anh, Nhật Bản, Đức, Pháp, Mexico và Nga.
Trong cuộc điện đàm với với lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia. Tổng thống Joe Biden khẳng định kế hoạch thiết lập quan hệ chặt chẽ để giải quyết các vấn đề, bao gồm biến đổi khí hậu và an ninh khu vực, trong đó cam kết hợp tác hướng đến một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Trong các phát biểu và tuyên bố gần đây, Tổng thống Joe Biden và các quan chức an ninh hàng đầu trong chính quyền ông nhấn mạnh sự ủng hộ đối với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Đây là những tín hiệu cho thấy Washington sẵn sàng bác bỏ các yêu sách lãnh thổ đang tranh chấp của Trung Quốc ở những khu vực này.
Đến nay, ông Joe Biden vẫn chưa hủy bỏ thuế quan của cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với Trung Quốc, vốn là một phần của cuộc chiến thương mại trên diện rộng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Những tín hiệu ban đầu của chính quyền Biden cho thấy Mỹ sẽ không có điều chỉnh trong lập trường đối với Trung Quốc, tiếp tục kế thừa chính sách cứng rắn đối với Bắc Kinh mà cựu Tổng thống Donald Trump để lại.
KÔNG ANH (Nguồn: New York Post)
Trung Quốc có thể đang đóng tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới |
Tại sao Trung Quốc "khó xử" vì chính biến Myanmar? |
Tân Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc, cân nhắc trừng phạt Triều Tiên |
Ngày đăng: 08:51 | 03/02/2021
/ vtc.vn