Tại Việt Nam, các tuyến cao tốc nằm trong mạng đường bộ cao tốc đều được quy hoạch với quy mô từ 4 - 6 làn xe hoàn chỉnh, tốc độ thiết kế từ 80 - 120km/h.

Liên quan đến các tuyến cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế tối đa 80km/h, ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho biết, không chỉ ở Việt Nam, hàng chục năm trước nhiều nước trên thế giới đã áp dụng mô hình khai thác các tuyến đường cao tốc hạn chế số làn, không có làn dừng khẩn cấp liên tục, thay vào đó là điểm dừng cách quãng, xuất phát từ nguồn lực xã hội còn hạn chế hoặc do điều kiện địa hình, điều kiện khai thác giao thông…

Đặc biệt, rất nhiều quốc gia phát triển như: Canada, Australia, New Zealand, Anh, Phần Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… hay nhiều quốc gia châu Á, Âu, Mỹ khác: Malaysia, Philippines, Nam phi, Arghentina, Mexico,… còn phân kỳ thiết kế và đầu tư xây dựng đường cao tốc có 2 làn xe cơ giới, mỗi hướng chỉ có 1 làn đường xe chạy.

Theo ông Mười, tại Australia còn tiến hành mở làn đường khẩn cấp trên xa lộ Kwinana thành làn giao thông thứ tư để có thêm 2.000 xe lưu thông/giờ, thay vào đó thiết kế bố trí các vịnh dừng khẩn cấp cách nhau những khoảng nhất định.

Tại Việt Nam, các tuyến cao tốc nằm trong mạng đường bộ cao tốc đều được quy hoạch với quy mô từ 4 - 6 làn xe hoàn chỉnh, tốc độ thiết kế từ 80 - 120km/h. Thậm chí, một số tuyến đường cao tốc hướng tâm, kết nối các khu đô thị, trung tâm kinh tế lớn còn được quy hoạch với quy mô 8 - 10 làn xe.

Vì sao nhiều tuyến cao tốc ở Việt Nam mới có 4 làn xe, không có làn dừng khẩn cấp? ảnh 1
Nhiều tuyến cao tốc ở Việt Nam có quy mô hạn chế, từ 2-4 làn xe như cao tốc Nội Bài-Lào Cai

Tuy nhiên, để thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo quy hoạch cần nguồn lực đầu tư rất lớn, bởi chỉ tính riêng giai đoạn 2010 - 2030 cần khoảng 813.000 tỷ đồng;

Trong giai đoạn 2010 - 2020, mới bố trí được 395.000 tỷ đồng và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 bố trí được khoảng 178.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 22%).

Tuy nhiên, do điều kiện bố trí nguồn lực ngân sách còn hạn chế, một số dự án cao tốc đã và đang được phân kỳ đầu tư. Trong đó, giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đảm bảo quy mô theo đúng quy hoạch được đề ra.

Còn giai đoạn phân kỳ sẽ đảm bảo quy mô kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của giai đoạn hạn chế (có thể 2 - 4 làn xe hạn chế) và thực hiện khai thác, tổ chức giao thông đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kĩ thuật, an toàn.

Về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật, ông Mười cho biết, tại Việt Nam, theo từng giai đoạn có một số tiêu chuẩn đường cao tốc như: TCVN 5729:1997, TCVN 5729:2012 Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế, TCXDVN 104-2007 Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế (đối với cao tốc đô thị).

Theo ông Mười, do đường cao tốc được thiết kế với thời gian tính toán dài khoảng 20 năm, tầm nhìn quy hoạch dài hạn 30 - 50 năm, quy mô và nguồn lực đầu tư xây dựng rất lớn nên cần các phương án phân kỳ đầu tư phù hợp với thiết kế tổng thể giai đoạn hoàn chỉnh.

Theo ông Mười, đối với các dự án trong giai đoạn phân kỳ đầu tư, ngay từ năm 2014, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 5109: “Hướng dẫn về thiết kế và tổ chức giao thông trong giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc”

Cụ thể, với cao tốc giai đoạn phân kỳ quy mô 2 làn xe có thể bố trí quy mô kỹ thuật đường cao tốc với mặt đường cao tốc 2 làn xe và bố trí các khoảng vượt xe cách nhau từ 5,6 - 8 km tùy theo điều kiện địa hình và lưu lượng xe.

Đối với cao tốc 4 làn xe (giai đoạn phân kỳ) chiều rộng mặt đường phần xe chạy rộng 7m (tương ứng với 2 làn xe chạy mỗi chiều) không nhất thiết phải bố trí suốt theo chiều dài tuyến mà được bố trí thành các đoạn có làn dừng xe khẩn cấp cách nhau khoảng 6 - 10 phút xe chạy hoặc 8 km - 10 km và đảm bảo việc tổ chức giao thông an toàn theo đúng quy định.

Từ kinh nghiệm của nhiều nước phát triển trên thế giới và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, ông Mười khẳng định: “Việc thiết kế, đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc hạn chế 2 - 4 làn xe không bắt buộc bố trí làn đường khẩn cấp toàn tuyến mà có thể kết hợp với các vịnh dừng khẩn cấp dọc theo tuyến đường và hệ thống giao thông thông minh hoàn toàn vừa đảm bảo nguồn lực, nhu cầu hiện tại, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tổ chức giao thông an toàn trên toàn tuyến và khai thác hiệu quả”.

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch đường bộ, đến năm 2030 có 5.000km cao tốc Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch đường bộ, đến năm 2030 có 5.000km cao tốc

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến ...

Ngày đăng: 17:36 | 26/01/2022

/ www.anninhthudo.vn