Giấc mơ trở thành cường quốc xuất khẩu mới của Nhật Bản có thể thành hiện thực khi CPTPP, tên gọi mới của TPP được ký kết.

Ngày 17/11, Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã kêu gọi các quốc gia mong muốn hồi sinh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thúc đẩy việc ký kết thỏa thuận này trước khi diễn ra các cuộc bầu cử chính trị.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Tokyo, ông Motegi nói cho rằng năm sau, nhiều nước tổ chức bầu cử, dẫn đến những thay đổi trong các chính phủ. Do đó, ông Motegi mong muốn các quốc gia ký thỏa thuận này sớm hơn. Tuy không nêu cụ thể tên các nước thành viên sẽ tham gia hiệp định này, nhưng ông Motegi đã điểm qua một số quốc gia sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2018 gồm Malaysia (bầu cử giữa năm 2018) và Mexico (bầu cử vào tháng 7/2018).

Nhật Bản sẽ tận dụng lợi thế của CPTPP để khôi phục vị thế của nước này như một nhà xuất khẩu và biến điều này thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Việc Nhật Bản sốt ruột hối thúc các quốc gia sớm ký kết CPTPP còn xuất phát từ việc hiệp định này được hy vọng sẽ tạo ra làn gió mới cho kinh tế Nhật Bản, khi kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ tăng mạnh nhờ CPTPP.

Trong 20 năm qua, nền kinh tế Nhật Bản gần như đi ngang, dân số già đi bóp nghẹt tăng trưởng và để lại với đống nợ khổng lồ dùng để trang trải cho các dịch vụ xã hội.

Khi tiêu dùng trong nước giảm, Nhật Bản trở nên phụ thuộc hơn vào xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường nhỏ hơn và đang phát triển tại châu Á. Và đa số các quốc gia đó cũng tham gia TPP giống như Nhật Bản.

Cách đây 2 năm, Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo, TPP có thể giúp kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng trưởng 23,2% vào năm 2030.

Việc Mỹ rút khỏi TPP gây cho Nhật Bản không ít khó khăn trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu sang các quốc gia châu Á.

Tuy nhiên, giờ đây, CPTPP - tên gọi mới của TPP đã khơi lại tham vọng thành cường quốc xuất khẩu mới của Nhật Bản.

Bên cạnh mặt hàng công nghiệp, hiện Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu thực phẩm 1.000 tỷ yen (khoảng 8,88 tỷ USD) vào năm 2019, khi CPTPP chính thức có hiệu lực. Những mặt hàng nông nghiệp trọng điểm Nhật Bản xác định để thúc đẩy xuất khẩu là gạo, thịt bò, thủy sản...

Biển Đông, an ninh khu vực sau ‘kịch tính TPP’

"CPTPP sẽ có tác động lớn đối với hồ sơ Biển Đông vì khi lợi ích chung của 11 nước thành viên và các đồng ...

\'TPP không có Mỹ\': Việt Nam mong đợi điều gì?

11 nước đã thống nhất tên gọi mới cho Hiệp định TPP sau khi Mỹ rút lui là Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện ...

Đạt bước tiến quan trọng, \'TPP không có Mỹ\' đổi tên mới

Các bộ trưởng trong phiên họp những ngày vừa qua tại Đà Nẵng đã thống nhất tên gọi mới cho TPP là: Đối tác Tiến ...

(http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/vi-sao-nhat-ban-nong-long-ky-ket-cptpp-3347367/)

Ngày đăng: 15:08 | 19/11/2017

/ Theo An Nhiên/Đất Việt