Trong tập 71 phim Về nhà đi con tối qua (23.7), dù biết Vũ đang vướng mắc chuyện gia đình nhưng Nhã vẫn "làm nũng" đòi Vũ đưa đi ăn vì "dạ dày em còn yếu không để bụng đói được".
Trong tập 71 phim Về nhà đi con tối qua (23.7), dù biết Vũ đang vướng mắc chuyện gia đình nhưng Nhã vẫn "làm nũng" đòi Vũ đưa đi ăn vì "dạ dày em còn yếu không để bụng đói được".
Trong tập 64 phim Về nhà đi con phát sóng hôm 12.7 có nhiều tình tiết kịch tính. Trong đó cảnh khiến khán giả bất bình nhất chính là cảnh Vũ bồng bế Nhã vào viện cấp cứu trong khi con trai ở nhà sốt cao và cũng cần đi viện.
Trước đó, sau khi uống say Nhã bất ngờ nôn ra máu, khi đến viện bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân này đã bị loét dạ dày do sinh hoạt không hợp lý và uống quá nhiều rượu.
Tình trạng xuất huyết dạ dày (xuất huyết bao tử) mà Nhã gặp phải chính là một trong những biến chứng nguy hiểm của các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược, ung thư… Nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.
Tối qua (23.7), trong tập 71, dù biết Vũ đang vướng mắc chuyện gia đình nhưng Nhã vẫn "làm nũng" đòi Vũ đưa đi ăn vì "dạ dày em còn yếu không để bụng đói được".
Vậy bệnh đau dạ dày khi đói sẽ có những biểu hiện gì và nguy hiểm ra sao?
Vì sao cơn đau dạ dày sẽ mạnh hơn khi đói?
Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết kèm theo vết loét do acid dịch vị, pepsin kích thích. Còn theo mô học, viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương nặng và vết loét có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,5cm.
Khi gặp các vấn đề về dạ dày, bạn thường có những triệu chứng tiêu biểu như ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, đau bụng, đau thượng vị… Đặc biệt khi đói, cơn đau dạ dày lại càng thể hiện rõ nét hơn khiến người bệnh khó chịu.
Thông thường dạ dày tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, quá trình này cứ lặp đi lặp lại, thức ăn sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa trơn tru. Tuy nhiên khi dạ dày gặp vấn đề, quy trình này sẽ bị rối loạn. Cụ thể, lượng dịch vị tiết ra có thể ít hơn hoặc nhiều hơn nhu cầu cần thiết.
Hình ảnh đau dạ dày. Ảnh: chuabenhtieuhoa.net. |
Đặc biệt khi bụng đói, thường là vào thời điểm sáng sớm hoặc tối muộn, các cơn đau dạ dày sẽ trở nên dữ dội vì lượng dịch vị vẫn tiếp tục được tiết ra mà không có đối tượng để tiêu hóa. Nếu người bệnh chủ quan, không chú ý tới các triệu chứng của dạ dày thì căn bệnh sẽ có nguy cơ phát triển trầm trọng hơn và đe dọa gây nên những biến chứng khôn lường.
Do đó, những người bị đau dạ dày tuyệt đối không được nhịn ăn sáng và người khỏe mạnh cũng không được bỏ bữa sáng vì sẽ tạo điều kiện cho axit dịch vị phá hủy thành dạ dày.
Khi bị đau dạ dày khi đói, bên cạnh cơn đói thông thường, bạn còn nhận thấy rõ rệt các cơn đau ở vùng bụng, cảm giác nôn nao buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi.
Khắc phục tình trạng đau dạ dày khi đói như thế nào?
Theo chuyên gia, thói quen ăn uống hàng ngày ảnh hưởng lớn tới các bệnh về dạ dày. Do đó, để hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng đau dạ dày khi đói, người bệnh nên lưu ý không để bụng quá đói. Hơn nữa, cần ăn đúng bữa, không ăn nhiều thức ăn chua, cay hoặc ăn quá no, ăn chậm nhai kĩ.
Nếu bụng đói, tuyệt đối không ăn những thực phẩm như hồng chín, khoai lang, cà chua chín, thực phẩm lạnh, cam, sữa, đậu nành, dứa, vải, táo tàu khô…
Ngoài ra, hạn chế sử dụng bia, rượu, cafe, thuốc lá dễ gây kích ứng gây đau, viêm loét dạ dày.
Người bệnh cũng nên chú ý giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
Nhã đòi Vũ đưa đi ăn trong lúc gia đình Vũ nhiều chuyện rối ren. Ảnh: VTV. |
Trong tập 71 phim Về nhà đi con tối qua (23.7), dù biết Vũ đang vướng mắc chuyện gia đình nhưng Nhã vẫn "làm nũng" đòi Vũ đưa đi ăn vì "dạ dày em còn yếu không để bụng đói được".
Trong tập 64 phim Về nhà đi con phát sóng hôm 12.7 có nhiều tình tiết kịch tính. Trong đó cảnh khiến khán giả bất bình nhất chính là cảnh Vũ bồng bế Nhã vào viện cấp cứu trong khi con trai ở nhà sốt cao và cũng cần đi viện.
Trước đó, sau khi uống say Nhã bất ngờ nôn ra máu, khi đến viện bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân này đã bị loét dạ dày do sinh hoạt không hợp lý và uống quá nhiều rượu.
Tình trạng xuất huyết dạ dày (xuất huyết bao tử) mà Nhã gặp phải chính là một trong những biến chứng nguy hiểm của các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược, ung thư… Nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.
Tối qua (23.7), trong tập 71, dù biết Vũ đang vướng mắc chuyện gia đình nhưng Nhã vẫn "làm nũng" đòi Vũ đưa đi ăn vì "dạ dày em còn yếu không để bụng đói được".
Vậy bệnh đau dạ dày khi đói sẽ có những biểu hiện gì và nguy hiểm ra sao?
Vì sao cơn đau dạ dày sẽ mạnh hơn khi đói?
Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết kèm theo vết loét do acid dịch vị, pepsin kích thích. Còn theo mô học, viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương nặng và vết loét có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,5cm.
Khi gặp các vấn đề về dạ dày, bạn thường có những triệu chứng tiêu biểu như ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, đau bụng, đau thượng vị… Đặc biệt khi đói, cơn đau dạ dày lại càng thể hiện rõ nét hơn khiến người bệnh khó chịu.
Thông thường dạ dày tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, quá trình này cứ lặp đi lặp lại, thức ăn sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa trơn tru. Tuy nhiên khi dạ dày gặp vấn đề, quy trình này sẽ bị rối loạn. Cụ thể, lượng dịch vị tiết ra có thể ít hơn hoặc nhiều hơn nhu cầu cần thiết.
Hình ảnh đau dạ dày. Ảnh: chuabenhtieuhoa.net. |
Đặc biệt khi bụng đói, thường là vào thời điểm sáng sớm hoặc tối muộn, các cơn đau dạ dày sẽ trở nên dữ dội vì lượng dịch vị vẫn tiếp tục được tiết ra mà không có đối tượng để tiêu hóa. Nếu người bệnh chủ quan, không chú ý tới các triệu chứng của dạ dày thì căn bệnh sẽ có nguy cơ phát triển trầm trọng hơn và đe dọa gây nên những biến chứng khôn lường.
Do đó, những người bị đau dạ dày tuyệt đối không được nhịn ăn sáng và người khỏe mạnh cũng không được bỏ bữa sáng vì sẽ tạo điều kiện cho axit dịch vị phá hủy thành dạ dày.
Khi bị đau dạ dày khi đói, bên cạnh cơn đói thông thường, bạn còn nhận thấy rõ rệt các cơn đau ở vùng bụng, cảm giác nôn nao buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi.
Khắc phục tình trạng đau dạ dày khi đói như thế nào?
Theo chuyên gia, thói quen ăn uống hàng ngày ảnh hưởng lớn tới các bệnh về dạ dày. Do đó, để hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng đau dạ dày khi đói, người bệnh nên lưu ý không để bụng quá đói. Hơn nữa, cần ăn đúng bữa, không ăn nhiều thức ăn chua, cay hoặc ăn quá no, ăn chậm nhai kĩ.
Nếu bụng đói, tuyệt đối không ăn những thực phẩm như hồng chín, khoai lang, cà chua chín, thực phẩm lạnh, cam, sữa, đậu nành, dứa, vải, táo tàu khô…
Ngoài ra, hạn chế sử dụng bia, rượu, cafe, thuốc lá dễ gây kích ứng gây đau, viêm loét dạ dày.
Người bệnh cũng nên chú ý giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
Lễ tân lẳng lơ của Về nhà đi con ngoài đời bốc lửa bội phần |
Về nhà đi con: Mỗi câu ông Sơn nói có sức nặng ngàn cân |
Không nhận ra đây chính là Anh Thư sành điệu của "Về nhà đi con" |
Ngày đăng: 17:21 | 24/07/2019
/ laodong.vn