Từ tháng 7.2017, sau khi Bảo hiểm xã hội ra “giấy phép con”, người dân Hà Tĩnh đã bị gây cản trở rất nhiều khi khám bảo hiểm thông tuyến tại Nghệ An.
Người dân đi khám chữa bệnh BHYT. Ảnh: PV
Theo quy định Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), kể từ ngày 1.1.2016, người bệnh có thể đăng ký khám chữa bệnh theo thẻ BHYT ở các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc. Đây là nỗ lực lớn hướng đến một nền dịch vụ công hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của người dân trong chăm sóc sức khỏe.
Thế nhưng, khi niềm vui của người dân Hà Tĩnh chưa tròn, đặc biệt là người dân các huyện, thị lân cận thành phố Vinh với hy vọng được thuận tiện tiếp cận các dịch vụ y tế tốt trong đó có khu vực Vinh đã bị cản trở bởi một quy định tréo ngoe của Bảo hiểm xã hội.
Với Thông báo số 718/BHXH, ngày 24.7.2017 của BHXH tỉnh Hà Tĩnh, từ ngày 1.8.2017, bệnh nhân đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải tự thanh toán chi phí khám, chữa bệnh với cơ sở y tế và mang hóa đơn chứng từ về thanh toán trực tiếp tại BHXH thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Một người dân tại xã Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh), chỉ đi độ chục km là đã đến các cơ sở y tế tại TP Vinh (Nghệ An) khám chữa bệnh. Nhưng để được thanh toán chi phí BHYT, họ phải đi hàng chục km nữa, đến cơ quan BHYT của Hà Tĩnh để làm thủ tục thanh toán, rất mệt mỏi, phiền hà, mất thời gian. Vì vậy, một số người chấp nhận mất tiền không đi thanh toán, hoặc buộc phải đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế ở Hà Tĩnh.
Theo tìm hiểu, do nảy sinh vấn đề trong công tác quản lý kiểm soát nguồn chi, ngày 19.7.2017, BHXH Việt Nam có văn bản số 3005/BHXH-CSYT về việc thực hiện quản lý chi phí KCB (khám chữa bệnh) BHYT đối với đa tuyến đi ngoại tỉnh gửi BHXH tỉnh Hà Tĩnh và BHXH tỉnh Nghệ An. Theo đó, từ khi thực hiện KCB thông tuyến huyện trong phạm vi cả nước thì chi phí KCB BHYT đa tuyến đi ngoại tỉnh tại Hà Tĩnh tăng cao.
Năm 2016, chiếm 48% quỹ KCB BHYT tăng 16% so với năm 2015, dự kiến năm 2017 chiếm 60%, các chi phí KCB đa tuyến ngoại tỉnh phát sinh chủ yếu tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Người dân chọn các cơ sở y tế ở Nghệ An vì đi lại thuận tiện, quan trọng là chất lượng điều trị, thái độ phục vụ tốt. Chính sách thông tuyến buộc các cơ sở y tế phải nâng cao chất lượng, thay đổi thái độ phục vụ, trở nên tốt hơn để thu hút bệnh nhân.
Thay vì thúc đẩy sự nỗ lực nâng cao chất lượng toàn diện các cơ sở y tế, cạnh tranh lành mạnh, cơ quan BHXH Hà Tĩnh lại tạo ra “rào cản kỹ thuật” để đẩy khó về phía người dân. Thiết nghĩ đây là một việc trái với chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ.
Từ vụ truyền dịch chết người, sẽ thu hồi giấy phép nhiều phòng khám bán thuốc
Sau vụ việc một phòng khám tư truyền dịch khiến 1 nữ hiệu trưởng tử vong, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo ... |
Tăng giá giường bệnh viện tuyến cuối
Bộ Y tế vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung giá một số dịch vụ y tế dự kiến áp dụng ... |
Cục Quản lý khám chữa bệnh lên tiếng về vụ kê đơn thuốc phải có chứng minh thư
Trước những phản ánh của báo chí về bất cập trong quy định kê đơn thuốc ngoại trú đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ... |
Ngày đăng: 10:41 | 09/05/2018
/ https://laodong.vn