Dư luận đặt ra câu hỏi, không có chế tài nghĩa là dù vi phạm vẫn được tồn tại và người làm sai không phải chịu bất kỳ hình thức xử lý nào trước pháp luật?
Việc xử lý cán bộ sai phạm có nhiều hình thức khác nhau, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nhưng một điều “lạ” được Bộ trưởng Bộ Nội vụ mới đây khẳng định, những vi phạm trong công tác cán bộ cho đến nay chưa có chế tài nào để xử lý, dẫn đến việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật không thống nhất.
Vậy những kết luận, những hình thức kỷ luật với các trường hợp bổ nhiệm sai cán bộ thời gian qua căn cứ vào đâu? Phải chăng pháp luật chưa đủ để điều chỉnh những cái sai này? Phải chăng đó là lý do khiến dư luận lo ngại, công tác cán bộ sẽ tiếp tục đưa ra những sản phẩm không trọn vẹn?
Khó xử lý vi phạm trong công tác cán bộ vì thiếu chế tài? (Hình minh hoạ: KT)
5 năm qua, 10% trong tổng số cán bộ được đề bạt, bố trí vào có vị trí trong hệ thống quản lý nhà nước là có sai phạm. Thông tin này được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đưa ra mới đây và ông cho rằng, dù chưa được kiểm chứng nhưng con số này cho thấy, sai phạm trong công tác cán bộ là tương đối nhiều.
Sai phạm được biểu hiện bằng các dấu hiệu khác nhau, chủ quan cũng có. Vi phạm quy định, quy trình cũng có, vì hậu duệ, quan hệ, tiền tệ cũng có. Vì thế, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, đây là con số địa phương báo cáo lên. Bộ chưa đi kiểm tra và xác minh. Khi bộ đi kiểm tra, chắc con số này sẽ khác.
Vì thế, năm 2017, qua thanh tra, kiểm tra 88 bộ, ngành, đã thu hồi 61 quyết định bổ nhiệm sai cùng nhiều trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khác. Nhưng một vấn đề người đứng đầu ngành Nội vụ đưa ra khiến dư luận lo ngại là: Hiện chưa có chế tài xử lý các sai phạm trong công tác cán bộ và họ đặt câu hỏi, không có chế tài có nghĩa, dù vi phạm vẫn được cho tồn tại hay sao? Không có chế tài có nghĩa là người làm sai không phải chịu bất kỳ hình thức xử lý nào trước pháp luật hay sao?
Và rõ ràng là, những sai phạm, đặc biệt là sai phạm trong công tác cán bộ mà không được xử lý thì hậu quả hết sức nghiêm trọng và hết sức nguy hại bởi nó liên quan đến công tác tổ chức, đến con người, bộ máy, đến sự ổn định chính trị, cơ chế vận hành, phát triển của cả hệ thống xã hội, đến sự tồn vong của chế độ bởi cán bộ là gốc của mọi công việc. Cái gốc mà lung lay, hư hỏng thì tất không thể nuôi sống được cây và không thể đảm bảo cho cái ngọn phát triển được.
Nhưng dư luận cũng băn khoăn, căn cứ vào đâu để Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hàng loạt trường hợp bổ nhiệm sai cán bộ ở Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Bộ Công thương, bổ nhiệm cán bộ “thiếu trong sáng” ở Thanh Hóa và ở nhiều nơi khác với những cái tên đình đám như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Vũ Minh Hoàng, Lê Phước Hoài Bảo, Trần Vũ Quỳnh Anh… Quy định của pháp luật có thiếu không hay thiếu sự vận dụng pháp luật một cách đúng đắn vào công tác cán bộ? Phải chăng thiếu chế tài mang tên “xử lý sai phạm” nên lâu nay nhiều cán bộ ngồi nhầm chỗ?
Với quyết tâm không có vùng cấm, với tinh thần thượng tôn pháp luật, yêu cầu quy rõ trách nhiệm nên dù ai, ở bất kỳ cương vị nào, nếu có sai phạm, khuyết điểm, đều bị xử lý. Việc xử lý tùy từng sai phạm mà có thể bằng cương lĩnh, điều lệ đảng, quy định về kỷ luật đảng, có thể bằng pháp luật xử lý vi phạm hành chính, bằng các văn bản quy phạm pháp luật về công chức và viên chức…
Nói thẳng thắn, quy định quy trình, thủ tục xử lý kỷ luật đảng viên sai phạm trong mọi lĩnh vực không thiếu. Nó thiếu là do chưa vận dụng đúng quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào từng trường hợp cụ thể mà thôi. Không loại trừ do nể nang, bè phái, lợi ích nhóm mà không dám xử lý hoặc có thì qua loa, chiếu lệ, thậm chí còn kỷ luật bằng cách đẩy sang chỗ khác tương đương hoặc cao hơn nữa.
Một nguyên tắc cơ bản của luật pháp là, bất cứ một văn bản, quy định hành chính nào nếu có dấu hiệu sai phạm đều bị thu hồi, kèm theo chế tài đối với người có trách nhiệm mà vi phạm pháp luật. Pháp luật, chế tài do con người tạo ra. Sai thì sửa, thiếu thì bổ sung. Vậy nên, căn cốt là phải công tâm, khách quan khi vận dụng nó vào thực tiễn. Lúc đó mới không còn chuyện “chưa thống nhất hình thức xử lý sai phạm” hay các bộ ngành, địa phương chỉ đề nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm khi có sai phạm trong công tác cán bộ vì chưa có chế tài như đã từng diễn ra.
Sẽ sắp xếp lại nhân sự việc chủ tịch huyện có anh vợ là phó bí thư
Tại một huyện của tỉnh Quảng Nam, phó bí thư, chủ tịch huyện có vợ là phó bí thư đảng ủy xã, anh vợ là ... |
Có cán bộ giữ chức vụ cao thiếu tu dưỡng, vi phạm pháp luật
Một bộ phận cán bộ, đảng viên, thậm chí có cả cán bộ giữ chức vụ cao còn thiếu tự giác, chưa thường xuyên học ... |
Cử tri TP HCM nói thẳng cán bộ chưa có "văn hóa từ chức"
Các án kỷ luật chủ yếu là khiển trách, cảnh cáo thì không thể đủ sức răn đe cán bộ trước sự cám dỗ quá ... |
"Muôn việc thành, bại đều do công tác cán bộ"
Sau 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất ... |
Ngày đăng: 09:49 | 06/09/2018
/ https://vtc.vn