Theo nhiều chuyên gia phân tích thị trường, giá vàng sẽ đạt mốc 1.800 USD/ouce (tương đương 50,09 triệu đồng/lượng) 

Giá vàng mở đầu tuần qua với đà giảm trong phiên giao dịch 11/5 do đồng USD được hưởng lợi từ việc các nhà đầu tư bảo toàn tài sản do lo ngại về khả năng xảy ra đợt lây nhiễm thứ hai dịch COVID-19.

Sau đó, vàng ghi nhận bốn phiên tăng giá liên tiếp trước những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tung ra thêm các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế bị "kiệt quệ" bởi những hạn chế được áp dụng trước đó nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng tiếp thêm sức cho thị trường vàng.

vi sao gia vang tang vot

Dịch Covid-19 dẫn đến nhu cầu mua các loại tài sản an toàn như vàng tăng cao. Bình quân giá vàng thế giới tháng tư (tính đến ngày 24/4/2020) tăng 6,74% so với tháng 3/2020.

Tại thị trường trong nước, chỉ số giá vàng tháng 4/2020 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 12,14% so với tháng 12/2019 và tăng 26,81% so với cùng kỳ năm trước.

Giá kim loại quý trên thị trường thế giới đã tăng một mạch lên vùng giá trên 1.730 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng 3 tuần gần đây. Hiện, vàng giao ngay trên sàn Kitco được giao dịch quanh ngưỡng 1.735,4 USD/oz, tăng 20,8 USD/oz so với phiên giao dịch liền trước. Quy đổi theo tỷ giá USD tại Vietcombank (23.460 VND/USD), giá vàng thế giới tương đương 49,05 triệu đồng/lượng, cao hơn giá bán vàng SJC 360.000 đồng/lượng.

Theo dự báo trên Kitco News, giá vàng được kỳ vọng sẽ sớm chạm mốc 1.800 USD/ouce (tương đương 50,09 triệu đồng/lượng) sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo sẽ nới lỏng tín dụng để kích thích nền kinh tế sau đại dịch.

Nhiều người dự đoán xu hướng này sẽ được củng cố khi các nhà đầu tư đổ xô tìm kiếm những nơi trú ẩn an toàn để giữ tiền khi dịch Covid-19 chưa được kiểm soát.

Tuy nhiên, việc các cá nhân và thậm chí các quốc gia đều suy giảm nguồn thu, các nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc mua ít vàng hơn và các ngân hàng trung ương cũng đang cắt giảm lượng vàng mua vào, đà tăng của kim loại quý này khó có thể duy trì. Bởi vậy câu thành ngữ "Vàng yêu khủng hoảng" (Gold loves a crisis) dường như không còn đúng trong bối cảnh hiện tại.

Giá vàng đang dao động trong khoảng 1.700 USD/ounce. Do xu hướng các nhà đầu tư thường lựa chọn các kênh đầu tư an toàn nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế và nguy cơ các tài sản rủi ro cũng như tiền tệ mất giá, một số người đã dự đoán về một đợt tăng giá ấn tượng của vàng, gợi nhớ đến mức cao kỷ lục 2.000 USD/ounce năm 2011.

Số liệu thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, từ năm 2003 đến năm 2011, nhu cầu vàng hàng năm đã tăng từ khoảng 2.600 tấn lên hơn 4.700 tấn. Đà đi lên của giá kim loại quý này kết thúc khi mức giá quá cao làm nhu cầu giảm. Tốc độ tăng của giá vàng sau đó chững lại cho đến năm 2019 khi các ngân hàng trung ương bắt đầu hạ lãi suất, kéo lợi suất trái phiếu xuống và làm cho những tài sản không sinh lời như vàng trở nên hấp dẫn hơn.

Trong năm 2008 và 2020, điểm tương đồng là các nhà đầu tư đã quay trở lại với vàng như là phản ứng với các gói kích thích kinh tế khổng lồ mà nhiều ngân hàng trung ương đưa ra, điều làm giảm lợi suất trái phiếu và tăng nguy cơ lạm phát, qua đó khiến các tài sản khác và tiền tệ mất giá.

Các chuyên gia phân tích tại Bank of America cho biết, khủng hoảng tài chính đã trở lại theo một cách "bất thường", đồng thời dự đoán lãi suất ở hầu hết các nước lớn sẽ ở mức 0% hoặc dưới 0% trong một khoảng thời gian rất dài.

Một số nhà đầu tư cho rằng việc các ngân hàng trung ương thu mua tài sản cũng giống như việc in tiền và làm giảm giá trị của đồng USD, một lần nữa làm tăng thêm sức hấp dẫn của vàng./.

PV (tổng hợp)

vi sao gia vang tang vot Giá vàng hôm nay: Vẫn giữ nguyên "phong độ"
vi sao gia vang tang vot Giá vàng hôm nay: Vàng SJC áp sát mốc 49 triệu đồng/lượng
vi sao gia vang tang vot Giá vàng vẫn trên mốc 48 triệu đồng/lượng

Ngày đăng: 09:03 | 18/05/2020

/ Nghề nghiệp và cuộc sống