Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) , việc thu phí cảng hạ tầng cảng biển của TP HCM sẽ gây ra hệ lụy cho rất nhiều doanh nghiệp, bởi tổng khối lượng hàng container thông qua khu vực cảng biển TP HCM năm 2021 là 7.956.133 TEU, chiếm khoảng 43,3% cả nước (18.359.845 TEU)

Vì sao doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị TP HCM dừng thu phí hạ tầng cảng biển? ảnh 1
TP HCM bắt đầu thu phí sử dụng công trình hạ tầng cảng biển từ 1-4

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban 4) vừa có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày một số bất cập, tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp từ việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP HCM.

Kiến nghị của Ban IV tổng hợp ý kiến từ hàng chục hiệp hội, ngành hàng, bao gồm: Hiệp hội DN dịch vụ logistics VN; Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hóa VN; Hiệp hội Chủ hàng VN; Hội Vận tải thủy Nội địa Việt Nam; Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam… cũng như khối DN FDI tại Đồng Nai, Bình Dương.

Theo đó, từ ngày 1-4 vừa qua, TP HCM thực hiện đề án “Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP HCM”.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) cho thấy, tổng khối lượng hàng container thông qua khu vực cảng biển TP.Hồ Chí Minh năm 2021 là 7.956.133 TEU, chiếm khoảng 43,3% cả nước (18.359.845 TEU); Chưa kể hàng lỏng, hàng rời.

“Với khối lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu đi qua các cảng trên địa bàn TP HCM như hiện nay, số lượng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và hệ lụy từ quyết định này là đặc biệt lớn”- bản kiến nghị nêu.

Trong kiến nghị lên UBND TP HCM và các tỉnh giáp ranh, các Hiệp hội và doanh nghiệp cho rằng mức thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP HCM là cao và thời điểm thu phí không phù hợp làm tăng thêm gánh nặng, giảm tính cạnh tranh và khả năng phục hồi của doanh nghiệp ngay sau đại dịch.

Bên cạnh đó, việc thu phí không đúng đối tượng đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa và hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập tái xuất đã cản trở sự phát triển vận tải đường thủy nội địa, làm mất nguồn thu từ các hàng hoá này và không đúng với quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các doanh nghiệp cũng cho hay, mức thu chênh lệch giữa việc mở tờ khai thông quan tại TP HCM và mở tờ khai tại các tỉnh lân cận là không phù hợp với pháp luật về Hải quan, phân biệt đối xử và gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại các tỉnh lân cận, khiến các doanh nghiệp này có xu hướng đổ dồn về TP HCM để mở tờ khai, gây ách tắc, quá tải khi thông quan hàng tại các cảng TP HCM.

Với những bất cập nêu trên, Ban IV cho rằng quy định trên đang tạo ra hệ lụy không nhỏ, vừa ảnh hưởng tới hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp vừa tác động tiêu cực tới một số mục tiêu của nền kinh tế và các mặt chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cũng như khâu thực thi pháp luật trong hệ thống các cơ quan hành pháp.

Ngoài ra, việc quy định mức thu phí chênh lệch giữa việc mở tờ khai tại TP HCM và ngoài TP HCM cũng không phù hợp Luật Phí, Lệ phí và Luật Hải quan hiện hành, tạo sự phân biệt đối xử và gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại các tỉnh lân cận.

Đặc biệt, với một số lĩnh vực đang cần đặc biệt thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển như lĩnh vực thủy nội địa để giảm tải gánh nặng cho các hạ tầng khác, sẽ không đạt mục tiêu và chủ trương chung của quốc gia.

Do đó, Ban IV và các Hiệp hội đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND TP HCM dừng việc thu phí hạ tầng cảng biển tại đây để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, phát triển.

Việc thu phí sẽ được tính đến khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, doanh nghiệp cơ bản phục hồi và phải tuân theo quy định của các Luật liên quan.

Tại văn bản này, Ban IV cũng kiến nghị không thu phí đối với những đối tượng không đúng theo quy định của Luật và các cam kết của Việt Nam với quốc tế, gồm: Hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa; Hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất.

Đại diện Sở GTVT TP HCM cho biết, tính đến hết ngày 4-4, sau 4 ngày thực hiện thu phí, TP HCM thu hơn 26 tỷ đồng.

Kế hoạch thu phí hạ tầng cảng biển trước đó được thành phố dự tính triển khai từ 1-7-2021, tuy nhiên do dịch Covid-19 nên lùi lại đến tháng 10-2021 rồi tiếp tục dời đến đầu tháng 4 năm nay.

Vietcombank cung cấp dịch vụ nộp Phí hạ tầng cảng biển online 24/7 tại TP.HCM Vietcombank cung cấp dịch vụ nộp Phí hạ tầng cảng biển online 24/7 tại TP.HCM

Doanh nghiệp và cá nhân sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa ...

“Thúc” doanh nghiệp nộp phí hạ tầng cảng biển, Hải Phòng lại bị Chính phủ “thổi còi” “Thúc” doanh nghiệp nộp phí hạ tầng cảng biển, Hải Phòng lại bị Chính phủ “thổi còi”

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về việc phí sử ...

Ngày đăng: 07:57 | 06/04/2022

/ www.anninhthudo.vn