Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chuyển hơn 7.908 tỉ đồng sang năm 2021.
Xin trả lại trên 1.800 tỉ đồng vốn ODA
Báo cáo về tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), cho biết: Số vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 hiện còn lại 17.956 tỉ đồng (chiếm 25,7%) chưa giải ngân, gồm 10.047,4 tỉ đồng sẽ giải ngân trong các tháng còn lại của năm 2020; khoảng 7.908,6 tỉ đồng sẽ giao vốn và giải ngân trong năm 2021.
Về vốn ODA, năm 2020 Bộ NNPTNT được giao 3.638 tỉ đồng, trong đó có trên 1.808 tỉ đồng là nguồn vốn từ năm 2019 chuyển sang nhưng Bộ không có nhu cầu. Do đó, từ cuối năm 2019, Bộ NNPTNT đã có 3 văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chuyển số tiền này cho các đơn vị khác (xin trả lại do không có khả năng giải ngân-PV).
"Thực tế, ODA là nguồn vốn thường có tỉ lệ giải ngân thấp hơn các loại nguồn vốn khác. Hơn nữa, đây là số tiền dư của các dự án tồn đọng từ trước đến nay mà dự án đã kết thúc và không còn nhu cầu nữa. Do đó, Bộ NNPTNT chỉ có khả năng giải ngân được với số còn lại là 1.830 tỉ đồng" - ông Nguyễn Hải Thanh - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ NNPTNT), cho biết.
Bộ NNPTNT cho rằng, việc trả lại 1.808 tỉ đồng vốn nước ngoài thuộc kế hoạch năm 2020 của Bộ NNPTNT không ảnh hưởng đến kế hoạch các năm sau đối với các dự án ODA vì các dự án kết thúc năm 2020 đã được bố trí đủ vốn để kết thúc trong năm, các dự án còn lại đều là các dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 và vẫn còn đủ thời gian thực hiện, giải ngân theo hiệp định đã ký.
Đề nghị sớm giao tổng mức vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025
Bên cạnh đó, về kế hoạch trung hạn 2021-2025, Bộ NNPTNT đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến trung hạn giai đoạn 2021–2025 của Bộ NNPTNT để làm căn cứ thẩm định nguồn vốn và phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án giai đoạn 2021-2025, kịp tổ chức lập và phê duyệt dự án đầu tư công trong năm 2021, khởi công 2022, không lặp lại chậm trễ như trung hạn 2016-2020.
Giao tổng mức vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 sớm sẽ hỗ trợ các bộ chủ động kế hoạch giải ngân. Ảnh: TTXVN |
Về ODA, hiện nay theo quy định của Nghị định số 56/2020/NĐ-CP, không còn dự án O, mỗi dự án có nhiều Cơ quan chủ quản (như Bộ NNPTNT và UBND các tỉnh). Mỗi cơ quan chủ quản sẽ có Hiệp định riêng, quyết định đầu tư riêng về dự án thành phần, làm việc trực tiếp với nhà tài trợ, thực hiện quản lý, giải ngân một cách độc lập theo vốn trung hạn bố trí cho từng cơ quan chủ quản (trong khi chưa có quy định về đơn vị quản lý chung toàn dự án).
Để thống nhất trong quản lý theo mục tiêu, định hướng phát triển ngành và khắc phục các tồn tại nêu trên, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 56/2020/NĐ-CP.
Nhiều dự án đầu tư công phát huy hiệu quả
Theo Bộ NNPTNT, các dự án đầu tư công trong lĩnh vực thủy lợi đã hỗ trợ các công trình chống hạn hán, ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát huy hiệu quả; chuyển lấy nước từ tỉnh có mưa nhiều chuyển sang tỉnh có mưa ít để chống hạn mặn kịp thời, như công trình Tân Mỹ chuyển nước từ Lâm Đồng về Ninh Thuận.
Tuy công trình chưa hoàn thành nhưng đã kịp thời hỗ trợ chống hạn cho tỉnh Ninh Thuận và dự kiến sẽ được tích nước từ tháng 3.2021. Tại khu vực ĐBSCL, hạn mặn 2019-2020 cực đoan hơn năm 2015-2016 nhưng thiệt hại lại thấp hơn rất nhiều bởi các công trình thủy lợi đã được đưa vào sử dụng sớm, góp phần chống hạn cho trên 1.160ha.
Nhiều dự án đầu tư công phát huy hiệu quả
Theo Bộ NNPTNT, các dự án đầu tư công trong lĩnh vực thủy lợi đã hỗ trợ các công trình chống hạn hán, ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát huy hiệu quả; chuyển lấy nước từ tỉnh có mưa nhiều chuyển sang tỉnh có mưa ít để chống hạn mặn kịp thời, như công trình Tân Mỹ chuyển nước từ Lâm Đồng về Ninh Thuận.
Tuy công trình chưa hoàn thành nhưng đã kịp thời hỗ trợ chống hạn cho tỉnh Ninh Thuận và dự kiến sẽ được tích nước từ tháng 3.2021. Tại khu vực ĐBSCL, hạn mặn 2019-2020 cực đoan hơn năm 2015-2016 nhưng thiệt hại lại thấp hơn rất nhiều bởi các công trình thủy lợi đã được đưa vào sử dụng sớm, góp phần chống hạn cho trên 1.160ha.
Vũ Long
Căn cứ nào chuyển đổi 3 dự án cao tốc Bắc- Nam hơn 33.000 tỷ đồng sang đầu tư công? |
Lý giải 8 dự án cao tốc Bắc-Nam phải chuyển đổi sang đầu tư công |
Ngày đăng: 20:31 | 24/08/2020
/ laodong.vn