Việc gia tăng quá nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc nhà ở cao cấp và trung cao cấp cũng có thể nhằm mục đích rửa tiền
Trong một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã bày tỏ một số quan ngại về thị trường bất động sản TP.HCM năm 2019, trong đó có cảnh báo hiện tượng rửa tiền ở phân khúc cao cấp, hạng sang.
Tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc bất động sản cao cấp trên địa bàn TP.HCM đã tăng mạnh so với năm 2017. Theo báo cáo thị trường của CBRE năm 2018, trong phân khúc bất động sản cao cấp, hạng sang, thì tỷ lệ mua đầu tư chiếm đến 61%; đầu tư ngắn hạn chiếm 13%; khách hàng mua để ở chỉ chiếm 26%. So sánh với năm 2017, mua đầu tư chiếm 50%; đầu tư ngắn hạn chiếm 15%, khách hàng mua để ở chiếm 35%, thì tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017.
Nhà ở trung cấp và cao cấp chiếm đa số trên thị trường BĐS TP.HCM.
"Hiệp hội nhận thấy trong phân khúc nhà ở trung cấp, tỷ lệ nhà đầu tư khoảng 20 - 30%; phân khúc bình dân khoảng trên dưới 10%. Việc gia tăng quá nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc nhà ở cao cấp và trung cao cấp nhằm đầu tư kinh doanh, cất giữ tài sản, cũng có thể nhằm mục đích rửa tiền, dễ dẫn đến việc đầu cơ và kích giá ảo trên thị trường bất động sản", HoREA lo ngại.
Đây không phải là lần đầu tiên bất động sản được nhận định là lĩnh vực dễ bị lợi dụng để rửa tiền, nhưng có lẽ là lần đầu tiên hiện tượng này được đề cập một cách thẳng thắn.
Cách đây nhiều năm, một số chuyên gia đã chỉ ra tình trạng bất động sản Việt Nam giá gốc thì ít mà giá chênh thì nhiều. Giá chênh lại nằm ngoài hệ thống sổ sách và được giao dịch bằng tiền mặt. Chính vì thế rất khó phát hiện được hành vi rửa tiền, bởi phần lớn tiền giao dịch bất động sản nằm ngoài hóa đơn chứng từ.
Cách đây 7 năm, cố TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng từng đặt nghi vấn về hiện tượng rửa tiền ở những nơi có thị trường bất động sản phát triển mà biểu hiện của nó là tình trạng nhà, biệt thự bỏ hoang như ở Hà Nội. Khi ấy, ông Liêm đã đề nghị cơ quan chức năng tìm hiểu xem chủ sở hữu của những căn nhà, biệt thự bỏ hoang đó là ai, ở tỉnh nào, vì sao bỏ hoang và tỷ lệ bao nhiêu, đồng thời phải công khai tên tuổi chủ sở hữu của những sản phẩm đáng ngờ đó.
Về mặt pháp lý, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản. Một trong những quy định rõ nhất, đó là đưa ra các dấu hiệu nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực bất động sản như: Doanh số giao dịch trên tài khoản không phù hợp với tình trạng tài chính hoặc với thông tin và hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng, hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản của khách hàng; không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc một giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính; giao dịch được tiến hành bởi một khách hàng có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tổ chức báo cáo biết hoặc có trong danh sách cảnh báo do Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Đồng thời, các dấu hiệu như: Hồ sơ giao dịch hoặc hồ sơ về bất động sản có dấu hiệu giả mạo; các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý; địa chỉ của các bên tham gia giao dịch không chính xác và có thay đổi địa chỉ so với những lần giao dịch trước…
Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn có rất nhiều luồng tiền đã đổ vào thị trường bất động sản trong những năm qua. Nhưng cũng giống như lĩnh vực ngân hàng, việc kiểm tra nguồn gốc vốn đầu tư vào thị trường này cũng chưa được quan tâm đúng mức.Một điều đáng lo ngại khác, sau khi tiền bẩn được rửa qua bất động sản lại có khả năng tiếp tục chảy ra nước ngoài bằng nhiều con đường.
Nhân đây, người viết cũng xin nhắc lại một vài con số trong Báo cáo "Hồ sơ hoạt động quốc tế về bất động sản tại Mỹ năm 2017" của Hiệp hội Địa ốc Quốc gia Mỹ (NAR). Theo báo cáo này, từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người nước ngoài đã chi 153 tỷ USD để mua 284.455 bất động sản tại Mỹ. Trong đó, số tiền người Việt bỏ ra chiếm 2%, tương đương 3,06 tỷ USD, tương đương hơn 68.000 tỷ đồng. Và từ năm 2007, Việt Nam đã là một trong những nước đứng đầu mua nhà ở Mỹ, mỗi năm, trừ 2009 và 2012, chiếm 1%. Số tiền mua nhà đổ vào ngày càng mạnh, khi năm nay tăng gấp 3 lần so với năm ngoái là 1 tỷ USD (1%).
"Mỹ nhân sexy nhất Nhật Bản" yêu tỷ phú bất động sản
Fukada Kyoko được cho là đang yêu Sugimoto Hiroyuki - chủ tịch một công ty bất động sản tầm cỡ ở Nhật Bản. |
Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội tăng 2%
Năm 2018 tiếp tục là năm thuận lợi đối với thị trường văn phòng Hà Nội khi giá cho thuê tăng 2. |
Bất động sản Thanh Hóa khát các khu đô thị đồng bộ và cao cấp?
Trước lựa chọn tối ưu vốn đầu tư, thay vì ào ạt mua bất động sản nghỉ dưỡng dọc bờ biển như 3 năm trước, ... |
Xu hướng bất động sản ly tâm
10 năm sau khi Hà Nội được mở rộng lên gấp 3,6 lần diện tích trước đó, dường như xu hướng ly tâm đến giờ ... |
Ngày đăng: 19:00 | 14/01/2019
/ http://baodatviet.vn