Với cơ chế hiện nay, việc xác định trách nhiệm chính quản lý các khoản vay nước ngoài (ODA) rất phức tạp, khó kiểm soát chỉ số an toàn nợ công cũng như hạn mức vay

Tại phiên thảo luận về Luật Quản lý nợ công ngày 3-11, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cùng quan điểm thống nhất một đầu mối quản lý nợ công thay vì để cả 3 cơ quan cùng chịu trách nhiệm như hiện nay là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quy trách nhiệm cá nhân

Tại dự thảo luật, Chính phủ đề xuất giữ quy định cũ là giao 3 cơ quan cùng quản lý nợ công, còn cơ quan thẩm tra là Ủy ban Kinh tế (UBKT) của QH cho rằng chỉ nên giao cho Bộ Tài chính thống nhất quản lý.

vay them 1 dong la no cong rat gay go

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là một trong những dự án sử dụng vốn vay nước ngoài - Ảnh Văn Duẩn

Ủng hộ phương án của UBKT, ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng như vậy là phù hợp với nguyên tắc "1 việc chỉ giao 1 cơ quan chịu trách nhiệm" và với thông lệ quốc tế, khắc phục được hạn chế của công tác quản lý nợ công hiện nay là phân tán, hiệu lực chưa cao, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tế.

Với cơ chế hiện nay, việc xác định trách nhiệm chính quản lý ODA rất phức tạp, khó kiểm soát chỉ số an toàn nợ công cũng như hạn mức vay. "Suốt thời gian năm 2011-2014, mức vay nợ của Chính phủ đối với một số khoản nợ tăng lên rất cao, quy định về kế hoạch chiến lược huy động vốn với tổ chức thực hiện khác nhau. Một số trường hợp Chính phủ đã phải trình QH phê chuẩn bội chi hằng năm cao hơn dự toán đã được phê duyệt. Rõ ràng thực tế đặt ra yêu cầu cấp bách là phải điều chỉnh" - ĐB Mai phân tích.

Cùng quan điểm, ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) nói thêm: Nợ công của Việt Nam vừa qua tăng đột biến từ 1,1 triệu tỉ đồng năm 2011 lên 3,1 triệu tỉ đồng năm 2017. Đến nay, ngân sách nhà nước (NSNN) đã ứng quỹ trả nợ thay cho các dự án, hiệp định không hiệu quả trên 400 triệu USD. Nếu các dự án này không hấp thụ được, ngân sách sẽ phải trả nợ thay lên đến nhiều tỉ USD. Ví dụ, khoản vay của Vinashin (Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) đang được cơ cấu lại nhưng chắc chắn NSNN phải trả nợ thay. Nguyên nhân không nhỏ là không tập trung vào một đầu mối quản lý nợ công.

Để khắc phục, dự thảo luật đã quy định chặt chẽ về điều kiện vay, điều kiện bảo lãnh, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan phê duyệt sử dụng vốn vay để không còn tình trạng sử dụng vốn vay kém hiệu quả như vừa qua làm mất lòng tin của nhân dân cũng như tư duy nhiệm kỳ "vay được cứ vay, đời sau sẽ trả".

Không vay thương mại để cho vay lại

Giải trình trước QH, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đây là thời điểm Việt Nam có quyền chọn người cho vay, vấn đề là có lợi hay không, sử dụng vốn vay có hiệu quả không.

Theo dự thảo, không còn có chuyện Chính phủ vay thương mại về cho vay lại. "Thời gian qua, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ các khoản vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới do Việt Nam đã tốt nghiệp IDA (vốn vay ưu đãi cho các nước nghèo và kém phát triển) nên sau khi tính toán một loạt dự án thì thấy không vay nữa vì lãi suất quá cao, bình quân khoảng 5-6, thậm chí 7%/năm, cao hơn cả lãi suất mà chúng ta đang huy động ở trong nước 15 năm là 6%" - bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, những hiệp định chuẩn bị đàm phán lại nằm ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn. Cụ thể, QH thông qua chỉ tiêu vay 300.000 tỉ đồng trong 5 năm. Nhưng đến tháng 6-2016, tổng số khoản vay mà các hiệp định đã ký chưa giải ngân là 22-23 tỉ USD (khoảng 500.000 tỉ đồng). "Đến nay, nguy cơ vượt quá 300.000 tỉ đồng của nhiệm kỳ này là khá hiện hữu, chỉ tiêu về nợ công đang xít xìn xịt rồi" - bộ trưởng nhấn mạnh và cho biết nếu "trồi thêm" 1 đồng nữa thì toàn bộ chỉ tiêu vĩ mô về bội chi, nợ công rất gay go.

vay them 1 dong la no cong rat gay go Tránh tư duy \'cứ vay, đời sau sẽ trả\'

Chiều 3.11, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo luật Quản lý nợ công (sửa đổi), trong đó có việc quy một đầu mối quản lý ...

vay them 1 dong la no cong rat gay go Mỗi người gánh nợ công 33 triệu đồng, tiền đâu trả?

Chính phủ cho biết nợ công tính đến cuối năm 2016 là hơn 2,8 triệu tỉ đồng, bằng 63,6% GDP. Trung bình mỗi người dân ...

http://nld.com.vn/thoi-su/vay-them-1-dong-la-no-cong-rat-gay-go-20171103220242897.htm

Ngày đăng: 11:35 | 04/11/2017

/ Tô Hà/nld.com.vn