Bộ Thông tin - Truyền thông đang sửa Nghị định 06, các website, app cho xem video được coi là truyền hình và sẽ chỉ được hoạt động sau khi được cấp phép. Những tưởng cứ đi xin phép là được làm, nhưng không đơn giản như vậy
Đại diện một startup cung cấp phim, video trực tuyến đang trong giai đoạn thử nghiệm, chia sẻ rất tự tin có công nghệ tốt để xem không giật, không lag, nắm rõ thị hiếu người xem, cung cấp sản phẩm có bản quyền... nhưng lại “vướng” khi thực hiện các thủ tục xin phép cơ quan Nhà nước.
Bộ TT-TT đang sửa Nghị định 06, theo đó các website, app cho xem video được coi là truyền hình và sẽ chỉ được hoạt động sau khi được cấp phép. Những tưởng cứ đi xin phép là được làm, nhưng không đơn giản như vậy.
Thứ nhất, phải làm việc với một số cơ quan báo chí, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Quốc hội để xin tiếp sóng 7 kênh truyền hình. Thứ hai, phải dịch 100% phim, truyền hình thực tế, trò chơi truyền hình từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Với hàng ngàn, hàng triệu giờ video, đây sẽ là chi phí khủng khiếp. Thứ ba, mặc dù phải dịch, nhưng không được tự dịch, không được thuê người thường dịch, không được dùng máy móc dịch, mà phải thuê một đài truyền hình dịch. Thứ tư, không được tự chèn, hay dùng máy móc chèn quảng cáo vào video, mà phải thuê một đài truyền hình làm việc này. Thứ năm, phải thuê một đài truyền hình để kiểm duyệt nội dung các video. Thứ sáu, không được phép có vốn đầu tư nước ngoài, trừ khi được Thủ tướng chấp thuận.
Đại diện startup nói trên đã được Google rót vốn đầu tư, nên một là họ phải lên xin Thủ tướng, hai là phải từ bỏ số tiền này. Vướng mắc trong việc xin giấy phép, CEO của startup này đang băn khoăn việc sang Singapore mở doanh nghiệp. Nhưng Nghị định sửa đổi này cũng sẽ quản lý cả những nhà cung cấp qua biên giới. Theo đó, các kho video, audio nước ngoài nếu muốn thu tiền từ người dùng Việt Nam thì đều phải thuê một doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam làm đầu mối để xin giấy phép và vẫn phải đáp ứng các yêu cầu trên.
Quy định về cấp phép này chỉ áp dụng đối với trường hợp có thu phí, còn nếu miễn phí thì tạm thời không phải xin phép. Dự kiến sẽ có ít nhất 3 ông lớn nước ngoài là Netflix, Iflix, Spotify và 25 doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải xin giấy phép này.
Vài năm trước, tốc độ internet chậm, chúng ta rất khó xem video online chất lượng cao. Nếu muốn xem phim đẹp, chúng ta thường sẽ phải tải phim về máy (mất vài giờ đến vài ngày) hoặc nếu không thì chấp nhận xem bản chất lượng thấp, thì nay, khi 3G, 4G, rồi internet băng thông rộng ngày càng phổ cập và rẻ, smartphone ngày càng rẻ, độ phân giải màn hình ngày càng cao, việc xem video online ngày càng tiện.
Câu chuyện ngày hôm nay khiến chúng ta nhớ lại cách đây 5 năm. Lúc đó, các nhà mạng cũng kiến nghị Bộ TT-TT cấm cản các dịch vụ OTT thoại, tin nhắn. Tôi đã rất thích cách tiếp cận của Bộ TT-TT thông lúc đó, khi coi đây là tiến bộ công nghệ. Ai đã lỡ bỏ tiền đầu tư vào công nghệ cũ thì buộc phải chấp nhận, không thể yêu cầu Nhà nước cản công nghệ mới.
Đứng trước tình hình đó, các nhà mạng viễn thông cũng đã có bước chuyển ấn tượng. Họ không tập trung phát triển dịch vụ nghe gọi nhắn tin nữa, mà chuyển sang phát triển dịch vụ 2G, rồi 3G, 4G, doanh thu đến từ việc bán dung lượng. Thiệt hại từ việc sụt giảm doanh thu nghe gọi đã được bù đắp gấp nhiều lần nhờ doanh thu dung lượng.
Hãy thử bỏ qua những thứ hiện tại để nghĩ về tương lai. Việc cởi mở với nhạc, phim online không chỉ giải quyết nhu cầu nghe nhìn giải trí của người dân. Nó còn là một nhu cầu lớn cho sự phát triển của hạ tầng internet. Người ta sẽ phải tiếp tục cải tiến công nghệ để internet nhanh hơn, mạnh hơn, ổn định hơn. Chúng sẽ kích thích đầu tư cho cáp quang, cho 5G. Và cái nền đó chính là con đường cao tốc cho Internet of Things, Big Data và trí thông minh nhân tạo.
Khi mới lên nhậm chức, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng đã coi cách mạng 4.0 là cách mạng chính sách. Những quốc gia có hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện sẽ có ưu thế về tính linh hoạt và sẽ dễ dàng chớp thời cơ khi công nghệ đến, bởi chúng ta không có nhiều thứ để mất.
Bày tỏ quan điểm như thế nào để không vi phạm Luật An ninh mạng?
Theo Luật An ninh mạng, mọi hành vi thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống trên mạng đều vi phạm pháp luật, có ... |
9 luật có nhiều quy định mới được áp dụng trong năm 2019
Từ 1/1/2019, Luật An ninh mạng có hiệu lực, cấm các hành vi đăng tin gây hoang mang, xuyên tạc lịch sử. |
Ngày đăng: 20:00 | 02/01/2019
/ https://thanhnien.vn