Ukraine ra lệnh trừng phạt mới, hủy hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga và muốn cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga.
Tổng thống Poroshenko từng bước muốn Ukraine tách rời khỏi Nga. |
Chính phủ Ukraine ngày 8/11 đã thông qua quyết định hủy bỏ hiệp định cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự với Nga, chấm dứt hơn 20 năm có hiệu lực, hãng tin Interfax của Ukraine thông tin.
Dự thảo Nghị quyết chấm dứt thoả thuận giữa Chính phủ Ukraine và Chính phủ Liên bang Nga về thủ tục cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự, linh kiện, phụ tùng thay thế, tổ chức sửa chữa và cung cấp các dịch vụ quân sự đã được thông qua tại một cuộc họp của Chính phủ vào hôm thứ 4 mà không có bất cứ sự tranh luận nào.
Trước đó, Chính phủ Ukraine đã cắt đứt thỏa thuận liên chính phủ năm 1993 về hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga vào tháng 5/2015.
Tháng 8 cùng năm đó, Chính phủ Ukraine cũng chấm dứt thỏa thuận liên chính phủ năm 1993 với Nga về hợp tác công nghiệp, khoa học và kỹ thuật giữa các doanh nghiệp quốc phòng.
Thực tế là từ tháng 3/2014, Ukraine đã ngừng hợp tác hoàn toàn với Nga trong lĩnh vực vũ khí và kỹ thuật quân sự.
Một Nghị định của Tổng thống Ukraine đã được ban hành nhằm cấm hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, được thực thi theo Quyết định của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine vào ngày 27/8/2014.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko khi đó đã ra lệnh cấm hoàn toàn hợp tác với Nga trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Các hiệp định về hợp tác kỹ thuật - quân sự và hợp tác các doanh nghiệp quốc phòng và về trình tự phối hợp hành động giữa Nga- Ukraine khi tiến hành xuất khẩu sản phẩm quân sự sang nước thứ ba đã bị hủy bỏ.
Quy định này đã khiến một số khí tài quân sự có hàm lượng chất xám của cả hai nước gặp khó khăn trong việc xuất khẩu, chuyển giao tới các nước thứ ba sau đó.
Ukraine hủy hợp tác với Nga về vũ khí quân sự trong khi nỗ lực xin Mỹ vũ khí sát thương. |
Bước đi này của Ukraine đã thể hiện rõ ý định cắt đứt các mối liên hệ với Nga, một trong các nỗ lực để phát triển ngành vũ khí trong nước và hướng tới tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Mới đây, Bộ Thương mại và Phát triển Kinh tế của Ukraine cũng giới thiệu các biện pháp trừng phạt mới đối với 18 công ty của Nga vốn có hiệu lực vào ngày 9/12/2017.
Nghị quyết số 1582 (7 công ty) và 1583 (11 công ty) được ban hành vào ngày 30/10. Theo nội dung Nghị quyết, Ukraine dự kiến tạm ngừng các hoạt động kinh tế của nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine mà có thể làm tổn hại lợi ích kinh tế quốc gia.
Dọa cắt đứt ngoại giao, Ukraine tuyệt tình anh em
Các bước đi trừng phạt mới và việc hủy hiệp định hợp tác với Nga đang ngày càng kéo mối quan hệ giữa hai nước anh em trong khối Liên Xô trước kia đi vào căng thẳng.
Điều này còn nhận được các sự đồng tình của các nghị sĩ Ukraine khi cuộc khủng hoảng ở miền Đông nước này chưa có dấu hiệu được giải quyết.
Nghị sĩ Quốc hội Ukraine thuộc khối của Tổng thống Poroshenko BPP là Ivan Vinnik hôm 8/11 đã đề xuất việc sửa đổi luật về tái hòa nhập Donbass.
Theo đó, một khả năng cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nga và Ukraine là hoàn toàn có thể.
"Mục tiêu của việc sửa đổi là để nhắc nhở chính phủ rằng không thể nhận định, Nga là một nước xâm lược và duy trì quan hệ ngoại giao cùng một lúc" - nghị sỹ Ivan Vinnik nói.
"Chúng tôi cần động thái này được thể hiện rõ ràng ở cấp độ lập pháp" - ông Vinnik nói thêm.
Nghị sỹ Ivan Vinnik muốn cắt đứt ngoại giao chính thức với Nga, đóng cửa các tòa Đại sứ. |
Tờ Kommersant cho hay, đa số nghị sĩ Ukraine ủng hộ đề xuất này. Hôm 16/11, Quốc hội Ukraine sẽ thảo luận về đề xuất cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức giữa Ukraine và Nga. Ngay khi Quốc hội Ukraine thông qua luật về tái hòa nhập Donbass, Nga sẽ được công nhận tại Ukraine là một nước xâm lược.
Luật sẽ có hiệu lực sau khi có sắc lệnh của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Sau đó, các cơ quan ngoại giao của Nga ở Ukraine và các cơ quan tương ứng của Ukraine tại Nga cũng sẽ bị đóng cửa.
Komersant cũng cho biết rằng nếu bộ luật sẽ được thông qua, thì Belarus hoặc Thụy Sĩ sẽ đại diện lợi ích của Ukraine ở Nga.
Dẫu vậy, đứng trên quan điểm của nhà đứng đầu đất nước, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko không ủng hộ đề xuất của nghị sĩ Ivan Vinnik.
"Tôi không ủng hộ ý kiến cắt đứt quan hệ ngoại giao với Liên bang Nga. Quốc hội sẽ xem xét nó và xác định hình thái trong tương lai" - Tổng thống Poroshenko nói trong chương trình phỏng vấn của kênh Pryamoi.
Dẫu thể hiện việc không ủng hộ đề xuất chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao, ông Poroshenko cũng "để ngỏ cửa" khi nói rằng Quốc hội sẽ quyết định điều này.
Trong tương lai, một khi điều này xảy ra, đó không phải là lỗi của Tổng thống.
Hiện nay, Ukraine và Nga vẫn đang duy trì sự hợp tác về năng lượng. Đây dường như cũng là lĩnh vực hợp tác tiềm năng và khó khăn nhất trong nỗ lực tách rời Nga của Kiev.
Mới đây, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu về Năng lượng Liên minh Maros Sefcovic cho biết các cuộc đàm phán về vận chuyển khí đốt tới các nước châu Âu thông qua lãnh thổ Ukraine sẽ được tính toán sau năm 2019.
Ông Maros Sefcovic cho biết vận chuyển dầu khí quá cảnh qua Ukraine vẫn rất quan trọng kể cả khi châu Âu có 2 tuyến đường vận chuyển dầu khí từ Nga là Nord Stream đang sửa chữa và Nord Stream- 2 trong tương lai.
Kiev khai hỏa về phía sĩ quan Nga ở Donbass
Sĩ quan Nga, Ukraine giám sát ở miền Đông Ukraine hứng đạn pháo của quân đội chính phủ Ukraine. |
Ukraine: Nổ lớn tại thủ đô Kiev khiến 4 người thương vong
Giới chức Ukraine cho biết một vụ nổ tại thủ đô Kiev ngày 25/10 đã khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và 3 người ... |
Ukraine bán vũ khí cho Mỹ
Ngay khi tuyên bố sẽ xuất khẩu ngược vũ khí sang Mỹ, Ukraine đã dùng robot chiến đấu để hiện thực hóa kế hoạch của ... |
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ukraine-huy-hiep-dinh-buoc-dem-doan-tuyet-nga-3346771/
Ngày đăng: 16:00 | 09/11/2017
/ Đất Việt