Cách lấy hàng vạn mũi tên của Nguyễn Xí được đánh giá không kém mưu của Khổng Minh dùng người rơm “mượn tên” của quân Tào trong trận Xích Bích thời Tam Quốc.

Nguyễn Xí (1396-1465), sinh ra ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, gốc người làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Năm lên 9 tuổi, Nguyễn Xí theo anh đến làm trong nhà Lê Lợi. Ông rất thông minh, nhanh nhẹn, tỏ rõ người có tài. Vì thế, Lê Lợi rất quý, giao cho Nguyễn Xí chăm sóc đàn chó săn.

 

tuong viet duoc vi nhu gia cat luong lay hang van ten cua giac

Tranh vẽ tướng Nguyễn Xí và đàn cho do ông huấn luyện. Nguồn: Báo Bình Phước.

Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép rằng: “Vua sai Nguyễn Xí nuôi đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn, ông đều dùng chuông làm hiệu. Bầy chó theo sự điều khiển của ông, tiến thoái răm rắp".

Trong bước đường chiến chinh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đàn chó của Nguyễn Xí trở thành đội quân đặc biệt. Do được huấn luyện chu đáo, điều khiển bằng nhạc hiệu nên từ ăn, ngủ, tấn công, chúng đều theo hiệu lệnh.

Những lúc nghĩa quân bị vây hãm, hết lương thực, đàn chó đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào trận làm quân giặc hoảng sợ. Tên tướng Minh là Mã Kỳ, mỗi khi nghe đến đội quân khuyển của ông lại kinh hãi.

Có lần, Nguyễn Xí cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc đạc ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như kỵ mã. Ban đêm, ông dẫn quân đến vây trại giặc Minh rồi cho đánh trống reo hò ầm ĩ, xua chó chạy quanh trại.

Quân Minh nghe tiếng đạc ngựa, lại thấy tiếng trống thúc, quân reo rất hốt hoảng tưởng bị tấn công, nhưng không rõ binh lực thế nào nên không dám ra đánh. Chúng đành dùng cung nỏ bắn ra như mưa. Cứ làm như vậy đến gần sáng, nghĩa quân thu nhặt được hàng vạn mũi tên.

Nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân hết lời ca ngợi Nguyễn Xí, xem việc lập kế lấy tên giặc không kém gì mưu của Khổng Minh dùng người rơm “mượn tên” của quân Tào trong trận Xích Bích thời Tam Quốc.

Trong 10 năm kháng chiến gian khổ, Nguyễn Xí cùng đàn chó của mình tham gia nhiều trận đánh quan trọng như cuộc vây hãm thành Đông Quan, hạ thành Xương Giang, hay như chiến dịch tiêu diệt và bắt sống gần 10 vạn quân Minh sang tăng viện năm Đinh Mùi (1427).

Khi sự nghiệp kháng chiến thành công, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, phong cho Nguyễn Xí làm Long Hổ tướng quân, tước Huyện hầu, là bậc khai quốc công thần của triều Hậu Lê và được ban quốc tính (họ vua).

Ông làm quan trải qua 4 đời vua, nắm giữ những chức vụ quan trọng của triều đình. Đến năm Ất Dậu (1465), ông bị bệnh mất, thọ 68 tuổi, triều đình truy phong là thái sư.

Ngày nay, đền thờ Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, (Nghệ An). Đây là di sản cấp quốc gia, có giá trị kiến trúc, được xây dựng cách đây hơn 500 năm. Lễ hội đền Nguyễn Xí vào ngày 30 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Đánh giá về Nguyễn Xí, vua Lê Thánh Tông từng viết trong sách sử: “Khí độ trầm lắng mà hùng mạnh, độ lượng lớn mà cương nghị hơn người; giúp Cao Hoàng (Lê Lợi) khi mở nước trăm trận gian nan, phò Tiên Khảo (Lê Thái Tông) giữ giang sơn, hết lòng giúp rập; ra ngoài thì trọn chức tướng võ, vào trong thì vẹn phận tướng văn, nghĩa tôi con thật khó có ai sánh kịp".

tuong viet duoc vi nhu gia cat luong lay hang van ten cua giac Những tướng Việt Nam thành danh nơi xứ người

Tài quân sự của người Việt không chỉ thể hiện bằng các chiến công trong lịch sử, mà còn qua chân dung những vị tướng ...

tuong viet duoc vi nhu gia cat luong lay hang van ten cua giac Chuyện dũng tướng Việt bắt sống 2 đô đốc nhà Minh

Ông là danh tướng trên chiến trường, khiến kẻ địch sợ hãi. Thậm chí, theo sử sách chép lại, chỉ cần nghe tên ông, quân ...

Ngày đăng: 16:37 | 17/05/2019

/ http://danviet.vn