Tổng thống luôn tỏ ra tự tin khi đối mặt với báo giới, nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín có lẽ ông cũng đang hoảng loạn sau một tuần bủa vây bởi những hung tin kéo tới liên tiếp, theo AP.
Có quá nhiều tin tức bất lợi đến với nhà lãnh đạo Mỹ trong vỏn vẹn một tuần qua: vụ bê bối liên quan tới cựu luật sư riêng Micheal Cohen, các nghị quyết thách thức tới từ Thượng viện Mỹ, phát ngôn bị cho là "vạ miệng" trong vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Mạch Vãn Chu...
Theo AP, không quá khi nói rằng đây là một tuần tồi tệ nhất của Trump kể từ khi ông lên nắm quyền.
Vụ bê bối của cựu luật sư Michael Cohen
Hôm 13/12, ông Cohen bị kết án 3 năm tù với các tội danh bao gồm thực hiện khoản tiền dàn xếp với những người phụ nữ có bê bối tình ái với ông Trump, vi phạm luật chiến dịch bầu cử trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và sai phạm tài chính.
Tại phòng xử án tòa án Manhattan, New York, Cohen nói với Thẩm phán William Pauley rằng sự “trung thành mù quáng” đã khiến ông che đậy cho ông Trump.
Cựu luật sư của Tổng thống Trump bị tuyên án 3 năm tù. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, trong phản ứng công khai đầu tiên sau khi bản án được đưa ra, Tổng thống Trump nói rằng ông là nạn nhân vì sai lầm của cựu luật sư riêng, đồng thời khẳng định ông không bao giờ ra lệnh cho ông Cohen vi phạm pháp luật.
Nhưng ông Cohen tiếp tục bác bỏ những điều này trong cuộc phỏng vấn với ABC News phát sóng hôm 14/12 khi khẳng định nhà lãnh đạo Mỹ biết rõ hành động trả tiền bịt miệng 2 phụ nữ là sai trái.
Trong khi cuộc tranh luận giữa ông Trump và cựu luật sư của mình vẫn chưa đi đến hồi kết, một số thành viên đảng Dân chủ bắt đầu cảnh báo Tổng thống có khả năng sẽ bị truy tố sau khi hết nhiệm kỳ và thậm chí là đối mặt với án tù. Họ cho rằng khả năng này là rất cao nếu các khoản tiền ông Cohen sử dụng để mua sự im lặng của 2 phụ nữ được chứng minh là vi phạm luật tài chính trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2016.
Mậc dù Tổng thống Trump trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 11/12 nói rằng ông không lo về việc bị luận tội vì không làm gì sai, nhưng một nguồn tin của NBC nói rằng ông đã tâm sự với những người bạn thân về lo ngại có thể bị luận tội.
Thượng viện Mỹ công khai thách thức
Với 56 phiếu thuận và 41 phiếu chống, Thượng viện Mỹ hôm 13/12 thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt hỗ trợ chiến dịch của liên quân quốc tế cho Ả Rập Xê Út dẫn đầu tại Yemen.
Các Thượng nghị sỹ Mỹ bình luận về các nghị quyết liên quan tới Ả-rập Xê-út. (Ảnh: Reuters)
Đây là lần đầu tiên một trong hai viện của Quốc hội Mỹ ủng hộ nghị quyết rút lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi một cam kết quân sự theo Đạo luật Các quyền Chiến tranh. Đạo luật này được thông qua vào năm 1973, giới hạn khả năng của Tổng thống Mỹ trong việc huy động các lực lượng Mỹ tham chiến mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội.
Không lâu sau khi nghị quyết này được thông qua, Thượng viện Mỹ tiếp tục thông qua một nghị quyết khác khẳng định Thái tử Mohammed bin Salman phải chịu trách nhiệm cho cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi.
Việc nghị quyết này được thông qua như một thông điệp thách thức tới Tổng thống Trump khi mà nhà lãnh đạo Mỹ từng khẳng định ông muốn Washington sát cánh cùng Riyadh cũng như Thái tử bin Salman bất chấp đánh giá của CIA cho rằng vị thái tử này có khả năng đã ra lệnh sát hại nhà báo đối lập.
Tranh luận nảy lửa với lãnh đạo đảng Dân chủ
Cuộc gặp nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề ngân sách của bức tường biên giới giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo đảng Dân chủ ở Hạ Viện Nancy Pelosi cùng lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện Chuck Schumer hôm 11/12 biến thành thảm họa khi cả 2 bên liên tục ngắt lời nhau tại Phòng Bầu dục.
Nhà lãnh đạo Mỹ muốn Quốc hội thông qua khoản ngân sách 5 tỷ USD, số tiền mà ông cho là cần thiết để xây dựng bức tường dài hàng trăm km giữa biên giới Mỹ và Mexico.
Tuy nhiên cả ông Schumer và bà Pelosi cho rằng số tiền này cần phải cắt bớt, đồng thời nhấn mạnh về mức độ quan trọng của an ninh biên giới thay vì một bức tường thực tế.
Trong suốt cuộc nói chuyện, bà Pelosi đã liên tục đề nghị Tổng thống Trump không để truyền thông ghi hình cuộc bàn luận giữa 3 người nhưng các tay máy vẫn ở lại phòng Bầu Dục, chứng kiến cuộc tranh cãi nảy lửa trước khi bị yêu cầu rời đi.
Cuộc họp kết thúc với việc ông Trump đe dọa đóng cửa chính phủ và tuyên bố ông rất vui khi thực hiện một hành động quyết liệt như vậy để có được thứ gì mình muốn.
Cả bà Pelosi và ông Schume kêu gọi nhà lãnh đạo Mỹ tránh làm điều này, nhưng ông vẫn nhấn mạnh mình tự hào khi đóng cửa chính phủ vì an ninh biên giới.
Phát ngôn \'vạ miệng\' trong vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei
Một vấn đề khác cũng đang khiến nhà lãnh đạo Mỹ đau đầu là hệ lụy từ phát ngôn có thể can thiệp vào vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Mạch Vãn Chu mà ông đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 11/12.
Tuyên bố này đã hứng phải hàng loạt chỉ trích tới từ các quan chức thực thi pháp luật, các nhà lập pháp và cả những nhà phân tích kinh doanh và pháp lý ở Mỹ.
Tuyên bố có thể can thiệp vào vụ bắt giữ CFO Huawei của Tổng thống Trump bị giới chức Mỹ đồng loạt phản đối. (Ảnh: CNN)
Họ cho rằng đây không chỉ là động thái có thể tạo ra nhiều xích mích với các đồng minh, làm ảnh hưởng tới các vụ điều tra và dẫn độ cấp quốc tế trong tương lai, mà còn là một tiền lệ “độc hại” có thể đe dọa sự an toàn của người Mỹ ở nước ngoài.
“Mỹ giống như Canada đều là những quốc gia dựa trên Hiến pháp, thượng tôn nguyên tắc pháp lý và luật pháp. Tổng thống Trump về cơ bản nói rằng ông có thể can thiệp vào vụ việc, đó là một tiền lệ khủng khiếp”, William Reinsch, một chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định. William Reinsch muốn chỉ ra rằng lời tuyên bố của ông Trump đã vi phạm nguyên lý cơ bản của Mỹ.
Theo ông Reinsch, người Trung Quốc sẽ coi vụ bắt giữ là một âm mưu của Mỹ để đạt được đòn bẩy trong các cuộc đàm phán thương mại, một âm mưu làm Trung Quốc phải rối bời. Điều đó có thể là thật có thể là không nhưng tuyên bố của Tổng thống Trump càng củng cố niềm tin đó của người Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal tới từ đảng Dân chủ tin rằng tuyên bố của Tổng thống Trump là hết sức nguy hiểm vì nó khiến việc thực thi pháp luật giống công cụ của thương mại hoặc chính trị hoặc ngoại giao.
“Điều đó đúng ở các quốc gia khác nhưng không phải ở Mỹ”, ông Blumenthal cho hay, nói thêm rằng tuyên bố của Tổng thống đã phần nào đó bóp méo hình ảnh của Mỹ về mặt thực thi pháp luật.
Chưa đầy 2 năm, hàng chục quan chức \'chia tay\' Tổng thống Trump
Trước Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly, hơn 30 quan chức và trợ lý đã từ chức hoặc bị sa thải trong gần hai ... |
Pháp yêu cầu Tổng thống Trump "đừng sỉ nhục đất nước chúng tôi"
Chính phủ Pháp đã yêu cầu Tổng thống Donald Trump không can thiệp vào chính trị nước này sau khi nhà lãnh đạo Mỹ lên ... |
Tổng thống Trump kêu gọi bỏ tù dài hạn cựu luật sư riêng
Tổng thống Trump kêu gọi một án tù dài hạn đối với cựu luật sư riêng Michael Cohen sau khi ông này thừa nhận khai ... |
Sự bùng nổ của dòng sách chính trị Mỹ dưới thời Tổng thống Trump
Trong suốt hai năm qua, những tin tức về Trump không chỉ khuấy động mặt báo, mà còn đảo lộn giới xuất bản. |
Con trai út Tổng thống Trump ngày càng cao lớn, mặc bảnh bao
Trong loạt ảnh mới nhất, Barron Trump thu hút sự chú ý vì ngày càng cao lớn cùng phong cách thời trang khá chững chạc. |
Ngày đăng: 20:07 | 15/12/2018
/