Ngày 10.6, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng tụ tập đông người, phản đối dự án Luật đặc khu. Nhiều người quá khích đã tràn vào công sở, đốt phá tài sản, dùng đá, gậy gộc tấn công cảnh sát cơ động...
Ngày 10.6, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng tụ tập đông người, phản đối dự án Luật đặc khu. Nhiều người quá khích đã tràn vào công sở, đốt phá tài sản, dùng đá, gậy gộc tấn công cảnh sát cơ động...
Mạng xã hội tràn ngập các thông tin, hình ảnh, video clip về các cuộc tụ tập đông người, la hét, phản đối dự án luật đặc khu, các hình ảnh bạo lực do những thanh niên quá khích gây ra.
Hậu quả của các hành vi nói trên rất nặng nề. Đã có một số cảnh sát bị thương, nhiều tài sản bị đập phá, an ninh trật tự bị ảnh hưởng, cuộc sống của nhiều người bị xáo trộn. Nhiều tuyến giao thông huyết mạch bị tắc nghẽn, xe cộ ùn tắc kéo dài nhiều km, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của nhiều người.
Sự việc một số thanh niên la hét, đập phá, dùng đá, gậy gộc tấn công lực lượng cảnh sát cơ động...được lan truyền với tốc độ chóng mặt, tạo ra một hình ảnh không đẹp, thiếu tích cực của môi trường xã hội nước ta đối với truyền thông quốc tế.
Tình trạng nói trên là nguyên nhân một số người, đặc biệt là giới trẻ bị một số thế lực dùng chiêu bài “kêu gọi lòng yêu nước” để kích động, tiếp tay dẫn đến những hành vi quá khích, manh động, vi phạm pháp luật.
Chúng ta ghi nhận, trân trọng lòng yêu nước, trách nhiệm công dân của mọi người, nhưng không thể chấp nhận những người nhân danh lòng yêu nước để hành động quá khích, gây rối, chống phá. Những người này không những bị pháp luật trừng phạt, mà còn gây hệ lụy lớn cho cộng đồng.
Bài học từ sự cố môi trường biển do Cty Formosa Hà Tĩnh gây ra vẫn còn nóng hổi. Sau khi nguyên nhân sự cố được công bố, hàng nghìn người quá khích đã lao vào đập phá các nhà máy của Cty do người Trung Quốc đầu tư, đánh đập, sát hại công nhân. Hậu quả là nhiều nhà máy bị đóng cửa, hàng nghìn người mất việc làm, ngân sách phải gánh những khoản bồi thường, hỗ trợ rất lớn. Như vậy là nhiều người đã tự hại đồng bào ta.
Ngày 9.6, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật đặc khu) từ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sang kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.
Những ý kiến, tiếng nói góp ý phản biện tâm huyết, trí tuệ từ các chuyên gia, đại biểu Quốc hội và các tầng lớp nhân dân về dự án Luật Đặc khu đã được Chính phủ và Quốc hội lắng nghe, tiếp thu kịp thời. Do đó, việc tụ tập phản đối dự luật nói trên là không đúng thời điểm và không cần thiết.
Hãy thể hiện tình yêu nước một cách ôn hòa, đúng pháp luật và có trách nhiệm, đó là thái độ, cách ứng xử văn minh, vì cộng đồng.
Công an tỉnh Bình Thuận sẽ khởi tố điều tra vụ gây rối
3 ngày sau khi xảy ra vụ đập phá, tấn công một loạt trụ sở công quyền tại Bình Thuận, hiện 107 người đã bị ... |
Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam: \'Phát hiện truyền đơn kích động công nhân biểu tình\'
Ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết tổ công tác đang đến từng địa phương thuyết phục ... |
Rất cần luật biểu tình, tránh tự phát
Trước tình trạng một số người quá khích, đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận vào tối qua, ĐB kỳ cựu Dương Trung Quốc ... |
Ngày đăng: 10:17 | 13/06/2018
/ https://laodong.vn