Thời gian gần đây, diễn ra nhiều vụ việc nghiêm trọng, bê bối trong giáo dục liên quan đến mối quan hệ giáo viên – học sinh, làm chúng ta băn khoăn: Đâu là \"nhân vật số 1\" trong nhà trường hiện nay?
Học sinh trường THPT Long Thới trong một hoạt động ngoại khóa. Ảnh: FB Phạm Song Toàn. |
Đối với sự việc giáo viên (GV) buộc HS “súc miệng” bằng nước giặt giẻ lau bảng, ban đầu nhà trường đã kỷ luật cô Hương bằng hình thức cảnh cáo, phê bình trước toàn trường. Đây là cách ứng xử thể hiện việc quá coi trọng GV, coi thường sức khỏe, nhân phẩm HS. Trước phản ứng dư luận, trường buộc phải chấm dứt hợp đồng đối với GV.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn bức xúc, đề nghị truy tố người đã có hành vi thiếu nhân tính.
Tương tự là việc em Phạm Song Toàn, Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TPHCM) không những không được khen mà còn bị kỳ thị đến mức phải xin chuyển trường. Trong khi với GV vi phạm nghiêm trọng lại “hòa giải” qua loa rồi tiếp tục đứng trên bục giảng. Cách ứng xử này cho thấy câu “Tất cả vì HS thân yêu” vẫn đang là… khẩu hiệu, chứ chưa được thực hành.
Sau đó, dư luận phản ứng mạnh mẽ nên GV “im lặng” mới bị đình chỉ để xem xét kỷ luật. Có rất nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị buộc thôi việc với GV này.
Không phải dư luận thiếu khoan dung, “đuổi cùng diệt tận” với 2 nữ GV nói trên, mà ý kiến của họ đều xuất phát từ nguyên lý “Tất cả vì HS thân yêu” do chính ngành GD đề xuất. Họ đều coi HS là nhân vật “số 1” trong nhà trường, tất cả các yếu tố của môi trường giáo dục, từ con người, cơ sở vật chất, các mối quan hệ, quy tắc… đều được lập trình để phục vụ tốt nhất cho nhân vật này.
Những yếu tố phương hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của trẻ đều phải được loại trừ. Nếu chúng ta khoan dung với những GV vi phạm nghiêm trọng, vô hình trung đã làm phương hại đến HS, vi phạm nguyên tắc nói trên.
Đây là nguyên tắc tiến bộ và nhân văn, phù hợp với thông lệ quốc tế và đã dần trở nên quen thuộc, phổ biến trong môi trường giáo dục hiện nay. Một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình này là vai trò của truyền thông, dư luận, mạng xã hội.
Học sinh súc miệng nước giặt giẻ lau: Trách nhiệm của trường ở đâu? "Việc học sinh bị ép uống nước giặt giẻ lau bảng xảy ra vào tháng 3, đến tháng 4 gia đình mới tình cờ phát ... |
Hiệu trưởng THPT Long Thới: \'Em Toàn muốn cô Châu tiếp tục dạy\' Hiệu trưởng trường THPT Long Thới, TP.HCM, cho hay chính Song Toàn muốn cô Châu tiếp tục dạy lớp mình nên nhà trường mới để ... |
Súc miệng học sinh bằng nước giẻ lau bảng: Sao có thể nghĩ ra cách phạt man rợ như vậy! Thật sự không thể tin nổi có một loại hình phạt khủng khiếp như vậy xảy ra trong nhà trường của thời đại văn minh ... |
Ngày đăng: 14:04 | 10/04/2018
/ https://laodong.vn