Chỉ trong vòng 1 tuần liên tiếp xảy ra 4 vụ tai nạn đường sắt. Câu hỏi đặt ra là người đứng đầu ngành đường sắt- ngài “tư lệnh” đang ở đâu?
Chỉ trong vòng 1 tuần liên tiếp xảy ra 4 vụ tai nạn tàu hoả khiến đường sắt trở thành “điểm đen” gióng lên hồi chuông cảnh báo. Câu hỏi đặt ra là người đứng đầu ngành đường sắt - ngài Bộ trưởng bộ GTVT đang ở đâu khi những vụ tai nạn thương tâm xảy ra?
Trong khi sự cố tai nạn đường sắt đang được cả nước quan tâm, dư luận hướng đến, thì câu hỏi được đặt ra là Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đang ở đâu? Câu chuyện có vẻ cứ mãi loanh quanh với những lý do gác tàu sơ ý, vật chất thiếu thốn với hàng ngàn đường cắt ngang, ý thức giao thông kém… mà không một ai chịu nhìn nhận nghiêm túc cốt lõi của vấn đề thì đến bao giờ đường sắt của nước ta mới khá lên được?
Vẫn biết là tư lệnh ngành cần có quyền hạn nhất định để thực hiện được trọng trách của mình, nhưng một khi đã nắm quyền hạn trong tay thì ngài cũng phải thể hiện quyết tâm trong việc giải quyết những nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của mình chứ?
Đã là người đứng đầu ngành thì phải chịu trách nhiệm cũng như phải vươn lên để đủ khả năng quyết đáp những gì thuộc trách nhiệm của mình, đừng đẩy mọi việc đi quá xa trong khi người dân vẫn đang ngày đêm chờ đợi câu trả lời từ ngài. Bao nhiêu năm nay ngài đã làm gì và đã cống hiến được gì cho ngành đường sắt hay chỉ thấy những vụ tai nạn "thảm khốc” vẫn liên tục xảy ra mà khi nhắc đến người ta sẽ réo tên ngài để đòi câu trả lời cho thỏa đáng?
Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn đường sắt trong vòng 1 tuần. |
Tiếc thay cho ngài Bộ trưởng ạ, những điều ngài cống hiến ít hay nhiều, nhưng đổi lại người dân chỉ thấy ông "chậm chân", sự im hơi lặng tiếng, sự lạc hậu của ngành đường sắt mà ngài quản lý. Hàng triệu người dân cả nước đi tàu đang cược cả sinh mạng, cả gia đình, cả tương lai hạnh phúc vào tay ngài. Thế nhưng, bấy lâu nay ngài đang ở đâu? Vẫn lặng lẽ, không làm gì, không lên tiếng… hay chăng ngài đang né tránh trách nhiệm?
Ngài Bộ trưởng chắc không biết sự né tránh bấy lâu nay của ngài nó đã tác động ghê gớm thế nào tới cuộc sống của hàng triệu con người.
Việc can thiệp kịp thời của các cấp lãnh đạo cao hơn là đúng đắn và cần thiết. Nhưng nếu ngài cứ đợi họ lên tiếng, can thiệp, thì rốt cuộc, trách nhiệm mà chức Bộ trưởng bộ GTVT của ngài để làm gì? Chả lẽ khi có vụ việc xảy ra thuộc ngành mình, lại để người khác phải lên tiếng thay?
Nếu Bộ trưởng nào cũng né tránh, đùn đẩy, ngại lên tiếng như vậy thì đất nước sẽ ra sao, người dân sẽ sống như thế nào?
Dù sao nói đi cũng phải nói lại, chúng ta không thể phủ nhận những cố gắng của ngành GTVT nói chung và ngành đường sắt nói riêng những năm qua. Mặc dù những cố gắng của ngành là rất lớn, tuy nhiên, dường như nó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện phát triển mới mà những “sự cố đáng tiếc” vẫn liên tục xảy ra. Chẳng ai muốn nhắc lại những tai nạn trên vì nó thực sự rất đau lòng, mà khi xót xa người ta càng tìm những lí do để biện hộ xung quanh nó.
Chính vì vậy, ngài Bộ trưởng ạ, hãy từ bỏ cách tư duy lỗi thời, hãy nhận trách nhiệm một lần cho đàng hoàng và kiên quyết, loại bỏ những “sự cố đáng tiếc” bằng những biện pháp cụ thể.
Khi đã mang trên vai trọng trách thiêng liêng cao cả, đứng ở vị trí không phải ai cũng có thể đứng, nắm trong tay quyền hạn nhất định thì ngài Bộ trưởng - hãy thực hiện nghĩa vụ của người đứng đầu ngành một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn, xin ngài đừng lặng im đến thế!
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Thục Nguyên
Bộ Giao thông báo cáo Chính phủ về tên gọi \'trạm thu giá\'
Theo Bộ GTVT, một số trường hợp nhà đầu tư sử dụng tên gọi tắt là “trạm thu giá” tạo ra ý kiến trong dư ... |
Bộ GTVT sẽ sửa tên \'trạm thu giá\'
Lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự ... |
Chuyển từ thu phí thành thu giá: Chuyển tài sản công cho doanh nghiệp?
Dù Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định việc chuyển đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá BOT không khác gì ... |
Ngày đăng: 20:56 | 28/05/2018
/ Người đưa tin